Thứ Hai, 21 tháng 11, 2022

Sự thật về tự do internet ở Việt Nam

Hải Linh

          Trong thời gian vừa qua, trên mạng internet, một số trang web không chính thống đã lu loa rằng ở Việt Nam hiện nay đang “bóp nghẹt tự do Internet” bằng các biện pháp kỹ thuật và “bắt oan” những “nhà hoạt động” dân chủ trên Internet. Vậy sự thật có đúng như những “kẻ dân chủ giả hiệu” ấy tung tin không? Người đọc cần có cái nhìn tinh tế, khách quan, công bằng về tình hình tự do internet ở Việt Nam để tránh rơi vào ma trận tin giả.

Như chúng ta đã thấy, cách đây 25 năm, ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức kết nối với internet toàn cầu, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của ngành thông tin và truyền thông nói riêng, Việt Nam nói chung. 25 năm qua, với những tính năng ưu việt của internet, Việt Nam đã phát triển một cách khá toàn diện. Thế nhưng đây đó vẫn có những cái nhìn chủ quan, phiến diện, thông tin không đúng về tự do internet ở Việt Nam bởi lẽ chúng hằn học, đố kỵ trước những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực, trong đó có tự do internet. Chính bức tranh sinh động về internet ở Việt Nam cùng những ghi nhận của cộng đồng quốc tế đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu sai trái đó.

Nhìn lại chặng đường 25 năm qua, có thể khẳng định rằng, sau 25 năm hòa mạng toàn cầu, internet Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu, thể hiện qua những chỉ số rất đáng khích lệ. Nếu như thời đầu của internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, số người sử dụng internet chỉ đạt đến 205.000 người, thì 10 năm sau, con số này đạt 17 triệu người, năm 2012 là 31 triệu người, năm 2017 là 50 triệu người, đến tháng 6/2021 có hơn 70 triệu người. Theo thống kê của Hiệp hội Internet Việt Nam, với hơn 50 triệu người dùng internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, Việt Nam nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ người dùng internet cao nhất tại châu Á. Từ con số 0 những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã trở thành một trong những nước triển khai mạng 2G từ rất sớm và tiếp tục phát triển lên 3G, 4G và giờ đây là 5G, với hạ tầng viễn thông, internet hiện đại phủ rộng khắp lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo.

Vậy các bạn nghĩ đi, nghĩ xem, nếu Việt Nam bóp nghẹt tự do internet thì chúng ta có được tốc độ phát triển mạnh mẽ như vậy không? Câu hỏi này tôi xin phép không trả lời, để các bạn tự cân nhắc. Nhưng tôi tin chắc rằng với những căn cứ xác đáng như thế, không ai có thể phủ nhận được sự nỗ lực của Đảng, Chính phủ Việt Nam về lĩnh vực này.

Internet ra đời và phát triển là vì con người, để phục vụ con người, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, thuận lợi hơn chứ tuyệt nhiên mục đích của nó không phải là công cụ kích động hận thù, chia rẽ đoàn kết quốc tế, vì thế những luận điệu như thời gian vừa qua, đặc biệt là bài viết “Xếp hạng Tự do Internet 2022: Nga tụt điểm nghiêm trọng nhưng vẫn hơn Việt Nam” của Đài Á Châu tự do là không thể chấp nhận được, không chỉ là sự vu khống trắng trợn mà còn là hành vi góp phần hủy hoại cuộc sống văn minh, tiến bộ. Những kẻ cố tình lợi dụng sự tự do internet với cái cớ “dân chủ”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân nhất định sẽ bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật./.

 

1 nhận xét: