Khuê Minh
Trước những hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo, tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, kêu gọi, kích động hận thù, gây ra mâu thuẫn, xung đột, chia rẽ đoàn kết của một số cá nhân bị chính quyền bắt giữ. Đó là những nhân vật, đối tượng cực đoan, có tư tưởng chống đối hoặc bị chi phối, chỉ đạo bởi các lực lượng, tổ chức phản động, thậm chí có đối tượng là thành viên của các tổ chức khủng bố. Những cá nhân này thường nhân danh tôn giáo, nhân danh đòi công bằng, bình đẳng cho các tổ chức tôn giáo để nhằm mục đích chính trị. Lợi dụng vào điều đó, các thế lực thù địch rêu rao rằng, Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, hạn chế, cản trở, đàn áp hoạt động tôn giáo. Các thế lực thù địch lập luận hàm hồ rằng Việt Nam bắt giữ, bỏ tù các cá nhân tôn giáo, và đó là hành vi vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo,...
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bất
kỳ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mà hoạt động
đó xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài
sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín
ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người
theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và
sẽ bị xử lý nghiêm. Đây không phải là những quy định “mập mờ”, “mơ hồ”, mà là
những quy định rất rõ ràng và là một nguyên tắc pháp lý chung: nguyên tắc hạn
chế quyền trong trường hợp việc thực thi quyền này xâm phạm đến an ninh quốc
gia và sự an toàn cho cộng đồng. Trong nhiều năm qua,
những nhận định sai trái, xuyên tạc với thái độ thù địch và động cơ chính trị
xấu vẫn thường xuyên xuất hiện, cho dù tình hình tôn giáo ở Việt Nam tốt đẹp,
quyền tự do tôn giáo ngày càng được bảo đảm tốt hơn thì những luận điệu kiểu ấy
vẫn phát tán và hoàn toàn không ăn nhập gì với thực tiễn đời sống tôn giáo ở
Việt Nam. Kỳ thực, các quan điểm sai trái, thù địch, kích động mâu thuẫn, xung
đột,... đều đã được lập trình với rất nhiều phương án, kịch bản khác nhau để
hướng đến mục đích cuối cùng là thúc đẩy “diễn biến hòa bình”, là gây “cách
mạng không tiếng súng”, nhằm công kích, chuyển hóa chế độ. Chiến thuật, chiến
lược này không mới, nhưng nó nguy hiểm ở chỗ luôn âm thầm, rình rập, chờ thời
cơ, kiểu “nước nhỏ lu đầy”, “mưa dầm thấm lâu”,... Vì vậy, cần cảnh giác nhằm
thấy rõ động cơ, mục đích cũng như phương thức tiến hành của chúng để có cơ sở
đấu tranh, phản bác.
không nên nghe các thông tin xuyên tạc
Trả lờiXóaCần phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp coi thường kỷ cương phép nước
Trả lờiXóa