Thứ Hai, 21 tháng 11, 2022

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN CHIA RẼ MỐI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Hồng Hạc

          Ở nước ta, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, các thế lực thù địch, phản động xoáy sâu vào những điểm nóng, tập trung mũi nhọn chống phá vào các vấn đề dân tộc, tôn giáo. Thời gian gần đây, các đối tượng kích động, lôi kéo nhân dân, tập hợp lực lượng để thành lập các Nhà nước tự xưng như Nhà nước của người Mông, Nhà nước Đề Ga tự trị, Nhà nước của đồng bào Khmer… Mới đây nhất, trên trang Blog Đối Thoại phát tán bài: “Hòa giải dân tộc nhìn từ cách đối xử với người đã mất trong chiến tranh” với nội dung xuyên tạc lịch sử, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, kích động, gây chia rẽ mối đại đoàn kết toàn dân tộc.

          Thứ nhất, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài được Đảng, Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm

          Ngay sau khi nước nhà giành độc lập (9/1945) cũng như trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Bác Hồ và Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công tác “đoàn kết Kiều bào” và được Kiều bào ta ở nước ngoài ủng hộ rất nhiều về trí lực, tài lực, vật lực. Từ sau năm 1975 khi nước nhà thống nhất, Nam Bắc một nhà, đã có nhiều trí thức, chuyên gia Việt Kiều được mời về nước thăm thân, du lịch, hợp tác khoa học, đầu tư kinh doanh.

Đặc biệt, trong quá trình đất nước mở cửa, phát triển và hội nhập quốc tế, thì công tác về người Việt Nam ở nước ngoài càng được chú trọng.

Ngày 26/3/2004 Bộ chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết 36, với quan điểm Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mặc dù sống xa Tổ quốc, đồng bào luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương. Nhiều người đã có những đóng góp về tinh thần, vật chất và cả xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữ vững sự ổn định chính trị-xã hội và không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của đất nước càng củng cố thêm niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Đông đảo bà con hoan nghênh công cuộc đổi mới và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, mong muốn đất nước cường thịnh, sánh vai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nhiều người đã về thăm gia đình, quê hương, tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, nhân đạo, từ thiện..

          Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 36 và hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 45 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 12/8/2021 Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 12 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Kết luận khẳng định, dù ở bất cứ nơi đâu, đồng bào ta vẫn luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới, công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn, qua đó phát huy nguồn lực to lớn, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước; nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp lợi ích quốc gia-dân tộc với 6 nhiệm vụ, giải pháp.

Trong đó các nhiệm vụ, giải pháp từ 1-4 về cơ bản đã được đề cập trong Nghị quyết 36 và Chỉ thị 45. Riêng nhiệm vụ, giải pháp thứ 5 và 6 có những điểm mới cần được nhấn mạnh, đó là: “Đổi mới nội dung, phương thức và tư duy về công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại. Kịp thời thông tin về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Phát huy hiệu quả các phương tiện truyền thông đa dạng của cộng đồng; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp, phản ứng nhanh, kịp thời phản bác những luận điệu sai trái, không đúng sự thật về tình hình đất nước”; “Ngăn chặn và phòng ngừa việc lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài để trục lợi, chống phá đất nước, ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích quốc gia-dân tộc”. Có thể khẳng định, những nội dung nhiệm vụ, giải pháp mới trong Kết luận số 12 của Bộ Chính trị là rất kịp thời và hết sức cần thiết.

Có thể nói, sự nghiệp xây dựng, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam luôn đi liền với công tác đấu tranh chống âm cácmưu chia rẽ, phá hoại. Trong cuộc chiến này, Đảng ta đã xác định: “chủ động phòng ngừa là chính”.Nhờ quan điểm đúng đắn ấy cùng với sự nỗ lựccủa toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn bộ hệ thống chính trị, nhiềunguy cơ, mầm mốngcho âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch từng bước bị đẩy lùi.Khối đại đoàn kết toàn dân tộcViệt Nam ngày càng củng cố và mở rộng, phát huy mọi nguồn lực trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


 

1 nhận xét:

  1. sự nghiệp xây dựng, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam luôn đi liền với công tác đấu tranh chống âm các mưu chia rẽ, phá hoại.

    Trả lờiXóa