Hồng Hạc
Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kỳ phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối trong và ngoài nước từ bỏ âm mưu “phục quốc” hão huyền. Chúng xem đây là một trong những thời điểm then chốt nhằm khơi dậy cái gọi là tinh thần “chế độ cũ”, “ngày đen tối”. Ngày 10/10/2022, trên trang Blog Tiếng Dân, đối tượng Nguyễn Thông phát tán bài viết: “Ngày giải phóng”, nội dung xuyên tạc ngày giải phóng thủ đô Hà Nội, phủ nhận công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta; bôi nhọ nói xấu Đảng, Quân đội, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Cùng với đó, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài như “Việt Tân”, “Đài Á châu tự do”, “Dân làm báo”, “Chân trời mới Media”… liên tục triển khai chiến dịch công kích, bới móc, xuyên tạc lịch sử. Các đối tượng này tăng tần suất hoạt động, đăng bài, chế ảnh, video nhằm kích động lòng hận thù dân tộc, bôi nhọ, xuyên tạc trắng trợn lịch sử, “đá” sang các sự kiện, vấn đề khác nhằm xâu chuỗi, bóp méo sự thật, làm mờ nhạt chiến thắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Sự thật rằng, trong lịch sử hào hùng, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua hơn 10 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và kết thúc trong khúc khải hoàn. Trong đó, Ngày Giải phóng Thủ đô là mốc son rực rỡ nhất. Sự kiện này là thành quả vĩ đại sau 9 năm kháng chiến trường kỳ của quân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn về dã tâm xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước. Nhân dân lao động làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bắt tay vào xây dựng CNXH. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975), hàng chục vạn người con Thủ đô đã lên đường tòng quân chiến đấu khắp các chiến trường. Nơi hậu phương, Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền tuyến với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Tự hào hơn nữa, Hà Nội đã cùng các địa phương đã làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12/1972), buộc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán và ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27/1/1973).
Thành quả mà Việt Nam đã gây dựng và đạt được trong gần 50 năm qua đã được cả thế giới công nhận, những tiếng kêu gào yếu ớt hòng phá hoại lịch sử hào hùng của Việt Nam của các thế lực ngoài kia chỉ càng thể hiện rõ hơn bản chất đê hèn, xấu xa của các thế lực thù địch mà thôi./.
lịch sử thì không thể xuyên tạc
Trả lờiXóa