Hồng Hạc
Trong những năm qua, Việt Nam vẫn thường xuyên bị các tổ chức hoặc cá nhân dựa vào “tự do ngôn luận, tự do báo chí” để vu khống, vu cáo. Họ không hề quan tâm đến pháp luật Việt Nam cũng như thực tế phát triển của báo chí Việt Nam, các tổ chức quốc tế tự nhận “đấu tranh cho tự do báo chí” hầu như chỉ chăm chăm tập trung vào việc cổ súy, bao biện cho hành vi sử dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật, đăng tải thông tin sai sự thật.
Ngày 06/10/2022, trên
trang Blog Đài Châu á tự do (RFA) phát tán bài: “Đảng Cộng sản siết chặt báo
hóa tạp chí, tư nhân hóa báo chí nhằm giữ chế độ”, ngày 10/10/2022, trên trang
Blog Việt Nam thời báo, đối tượng Nguyễn Thục tán phát bài: “Nâng tiếng dân
ngang tiếng đảng” có nội dung xuyên tạc tình hình tự do, dân chủ ở Việt Nam; vu
cáo chính quyền Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận, ngăn cấm người dân tiếp cận
thông tin; bôi nhọ, nói xấu đảng, nói xấu chế độ… Đây là những hành vi không mới
của các thế lực thù địch, có tính nguy hại rất cao và cần được pháp luật nghiêm
trị.
Thực tế tại các quốc gia trên thế
giới đều cho thấy, khi công dân vi phạm pháp luật sẽ phải chịu xử lý theo quy định,
không ngoại trừ đó là ai, hoạt động trong lĩnh vực nào. Tuy nhiên, các năm qua,
mỗi khi Việt Nam khởi tố, điều tra, xét xử công dân hoạt động trong lĩnh vực
báo chí có hành vi vi phạm pháp luật, ngay lập tức một số tổ chức, hiệp hội
phóng viên, ký giả quốc tế lại lớn tiếng cho rằng đó là “vi phạm tự do ngôn luận,
tự do báo chí”.
Ðược các tổ chức quốc tế cung cấp chỗ dựa, một số người
tự nhận là "nhà báo" đã ngang nhiên vi phạm nhiều quy định của pháp
luật. Chẳng hạn, hành động của đối tượng Huỳnh Thục Vy dùng sơn phá hoại hai lá
quốc kỳ nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Sau quá
trình điều tra và thu thập chứng cứ, Công an thị xã Buôn Hồ đã quyết định khởi
tố vụ án hình sự với Huỳnh Thục Vy về tội “xúc phạm quốc kỳ”, quy định tại Ðiều
276 Bộ luật Hình sự năm 1999. Ngày 30/11/2018, Hội đồng xét xử tuyên án phạt
Huỳnh Thục Vy 2 năm 9 tháng tù giam nhưng được hoãn thi hành án vì đang nuôi
con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Đây là bài học nhãn tiền cho những kẻ có ý đồ và
hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do nhân quyền để thực hiện ý đồ chống phá.
Không chỉ riêng tại Việt Nam, ở nhiều nước trên thế giới
như Pháp, Italia (I-ta-li-a), Tây Ban Nha, Ðức… hành vi “xúc phạm quốc kỳ” là
đương nhiên bị xử lý hình sự. Vậy nhưng cho đến nay, RSF, CPJ vẫn liên tục phát
tán nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc, bóp méo bản chất vụ án Huỳnh Thục Vy.
Tận cuối năm 2020, qua trang điện tử cpj.org, CPJ còn than vãn đã gửi yêu cầu
cung cấp thông tin về điều kiện chăm sóc và tình trạng sức khỏe trong tù của
Huỳnh Thục Vy tới Bộ Công an Việt Nam nhưng không nhận được phản hồi! Bi hài ở
chỗ, dù tỏ ra quan tâm như vậy, nhưng CPJ không biết rằng Huỳnh Thục Vy vẫn
đang được tại ngoại để cùng gia đình chăm sóc con cái, thậm chí vẫn thoải mái
sử dụng mạng xã hội phục vụ các mục đích cá nhân mà không hề bị cấm đoán như
các tổ chức nước ngoài lu loa trước cộng đồng quốc tế.
Việt Nam luôn quan tâm, bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận của công dân, đồng thời sẵn sàng nghiêm túc ghi nhận, xem xét báo
cáo, đánh giá, thư ngỏ,… từ các tổ chức nhân quyền hoặc báo chí bằng thái độ
công bằng, cầu thị. Nhà nước Việt Nam thường xuyên tạo điều kiện cho các phóng
viên quốc tế theo dõi, đưa tin tại các sự kiện quan trọng của Việt Nam và thế
giới tổ chức tại Việt Nam, giúp phóng viên nước ngoài tham quan tìm hiểu về
cuộc sống và tình hình nhân quyền trong nước, cho phép phóng viên nước ngoài
tác nghiệp tại một số cơ sở trại giam để có cái nhìn khách quan, công tâm hơn
về vấn đề tù nhân, bác bỏ các cáo buộc vô căn. Tuy nhiên, như mọi quốc gia tôn
trọng pháp quyền trên thế giới, Nhà nước Việt Nam tuyệt đối không nhượng bộ, bỏ
qua hành động vi phạm pháp luật dưới chiêu bài “tự do ngôn luận, tự do báo chí”.
Vì thế những tổ chức, cá nhân có ý định nhân danh tự do ngôn luận, tự do báo
chí để thực hiện ý đồ đen tối cần sớm điều chỉnh trong nhận thức và hành xử một
cách văn minh, không đưa ra các báo cáo sai lệch, thiên vị, can thiệp thô bạo
vào công việc nội bộ của các quốc gia. Nếu không những hành vi đó sẽ trở thành
lực cản, ngược chiều với xu hướng tự do, dân chủ, văn minh, tiến bộ của thế
giới và bị pháp luật nghiêm trị./.
tự do nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật
Trả lờiXóa