Gió biển
Các thế lực thù địch chống phá nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng cách chúng ra sức đề nghị, kiến nghị Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền thì phải thực hiện “tam quyền phân lập” giống như các nước pháp quyền tư sản; chỉ tổ chức bộ máy nhà nước theo “tam quyền phân lập” mới kiểm soát được quyền lực nhà nước! Thực chất phía sau kiến nghị, đề nghị đó chỉ là thủ đoạn, âm mưu phá hoại, muốn biến đất nước ta chệch hướng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, lái nhà nước ta theo mô hình nhà nước pháp quyền tư sản.
Chúng ta biết rằng, đặc
trưng cơ bản, chung nhất của Nhà nước pháp quyền là quyền lực nhà nước là thống
nhất, nhưng trong từng nước khi giải quyết các vấn đề tổ chức quyền lực của nhà
nước cũng đều xuất phát từ đặc điểm thực tiễn riêng của mỗi nhà nước khác nhau.
Ở nước ta, khi thảo luận vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước cũng
có ý kiến cho rằng cần phải xây dựng Nhà nước pháp quyền trên cơ sở nguyên tắc
tam quyền phân lập dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, Đại hội IX của Đảng đã
dứt khoát khẳng định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Quyền lực Nhà
nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, điểm
khác nhau cơ bản trong tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với các nước tư sản, là: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam không tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập mà tổ chức quyền lực
theo nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất”, không thể “phân quyền” theo
lối phân chia, cắt khúc, đối chọi lẫn nhau giữa các quyền, mà chỉ có sự phân
công trên cơ sở thống nhất và tập trung quyền lực cao nhất ở Quốc hội với tư
cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
bài viết rất thực chất
Trả lờiXóa