Cương Trực
Ghi lại lịch sử, học tập và nghiên cứu lịch sử dân tộc, đất nước không chỉ là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta mà là xu hướng chung của toàn bộ các quốc gia trên thế giới, từ trong quá khứ đến hiện tại và cả trong tương lai. Do vậy, đây là một việc làm cần thiết và vô cùng hệ trọng. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, lợi dụng việc viết sử, một số người đã có quan điểm “xét lại lịch sử” với âm mưu “lật sử”. Các hoạt động đó đang diễn ra ngày càng thường xuyên và ráo riết. Chúng ta cần phân định rõ lịch sử chính thống và những kẻ “lật sử”.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, xuyên
suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta là quá trình đấu tranh chống ngoại xâm vô
cùng khó khăn, gian khổ, hy sinh, nhưng rất đỗi oanh liệt và vinh quang. Dân
tộc Việt Nam đã được tôn vinh là một dân tộc Anh hùng chống ngoại xâm. Đặc
biệt, thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân
dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đánh thắng hai đế quốc to
là Pháp và Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đất nước ta được độc lập, tự do, thống
nhất như ngày nay. Viết sử, đặc biệt Quốc sử chính thống là một chủ trương xuyên
suốt và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Việc ghi lại lịch sử một cách đúng
đắn, phản ánh bản chất các sự kiện, hiện tượng diễn ra là điều mà chúng ta cần
quan tâm để lưu giữ lịch sử hào hùng của dân tộc, truyền cho các thế hệ hôm nay
và mai sau nối tiếp noi theo. Sự thật khách quan là điều tối thượng, phải được
xem xét thật sự nghiêm túc và tôn trọng trong việc viết lại lịch sử dân tộc,
lịch sử đất nước.
Ngược lại, những người “lật sử” lại
không quan tâm nhiều đến sự thật mà mục đích của họ là xuyên tạc, vu cáo, bôi
nhọ, hạ thấp vai trò những người yêu nước chống ngoại xâm, những vị lãnh đạo
của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, vì một lợi
ích nào đó, họ còn làm mọi việc để làm thay đổi bản chất các cuộc kháng chiến
vĩ đại của dân tộc, đồng thời hòng rửa tội, “minh oan, tôn vinh” những nhân vật
trong lịch sử đã từng làm tay sai cho ngoại bang, phản quốc. Có một số ý kiến “đánh giá lại” một số nhân vật vốn
gây nhiều tranh cãi, từ đó nhập nhèm giữa “công” và “tội” có thể gây ra nhầm
lẫn, ngộ nhận, làm sai lệch sự thật lịch sử. Trong khi đó, một số tờ báo lại
chưa thận trọng tỉnh táo, thiếu kiểm chứng, đã tạo diễn đàn công bố, vô tình
trở thành công cụ tuyên truyền luận điểm thiếu chính xác và có cả sai trái tới
công chúng. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ biến cái sai thành cái đúng, biến
“ngụy sử” thành chính sử, sẽ dẫn đến tác hại khôn lường.
Hiện tượng một số người nhân danh “xét lại lịch sử” để
đưa đánh giá khác lạ, thậm chí sai lầm về một số nhân vật lịch sử mà hành vi
của họ từng làm tổn hại đến lợi ích dân tộc để tạo dựng nên “giá trị ảo”, thậm
chí ca ngợi cả người theo ngoại bang, phản bội Tổ quốc… Rồi từ đó gieo rắc sự
hoang mang, gây mất lòng tin, hoài nghi về những giá trị đích thực, phủ nhận
những thành quả mà các thế hệ cha ông đạt được sau bao nhiêu năm đấu tranh giữ
nước, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đặc biệt là gieo
vào thế hệ trẻ sự nghi ngờ, thiếu niềm tin vào những gì đã diễn ra trong lịch
sử, nhất là trong thời đại Hồ Chí Minh. Ghi nhận tên tuổi một số nhân vật lịch
sử qua việc đặt tên một số trường học, công viên, đường phố… là thể hiện tính
nhân văn của truyền thống dân tộc. Nhưng không vì thế mà đánh đồng người yêu
nước và kẻ phản quốc để chọn đặt một cách tùy tiện phản cảm, bởi điều đó là
thiếu tôn trọng sự thật lịch sử và khiến nhận thức của thế hệ sau bị tác động
tiêu cực, dẫn tới nhận thức lệch lạc, ngộ nhận, thậm chí là sai lầm.
Như vậy, cần nhìn nhận và đánh giá đúng chính sử và
những hiện tượng nhằm “lật sử”. Chúng ta không thể chấp nhận những quan điểm vì
lợi ích cá nhân, nhóm người mà bôi nhọ, xuyên tạc những điều đã được ghi lại
trong lịch sử trên cơ sở sự thật. “Lật sử” cần bị vạch rõ, điểm mặt, chỉ tên để
tránh gây hiểu lầm, hoang mang cho xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét