Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM




Tác giả: Vĩnh Chân
Vấn đề nhân quyền luôn được sự thu hút sự quan tâm rộng rãi của các nhà nước, các quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế. Lâu nay, đấu tranh cho nhân quyền được coi là một giá trị văn hóa của nhân loại. Vậy mà, vẫn luôn có những kẻ đi tước quyền người khác lại thường xuyên lớn tiếng lên án những người bị tước quyền là vi phạm nhân quyền, phải chăng họ “vừa ăn cắp” lại “vừa la làng”?.
Trong Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định con người vừa là mục tiêu và động lực của sự nghiệp phát triển đất nước, vừa là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm phấn đấu phục vụ con người và vì con người. Thực tiễn những thành quả quan trọng mà Việt Nam đạt được qua hơn 30 năm đổi mới về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực quyền con người là minh chứng rõ rệt cho chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Những thành tựu này đã được cộng đồng quốc tế và các nước ghi nhận.
Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm rằng nhân quyền trước hết phải là quyền của mỗi người, mỗi dân tộc được thực hiện quyền tự quyết, được sống trong độc lập, tự do và được phát triển về mọi mặt; các quyền dân sự, chính trị phải đi đôi với các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; quyền và tự do cá nhân phải gắn với lợi ích chung của dân tộc và trách nhiệm đối với cộng đồng. Bảo đảm và thực hiện quyền con người trước hết là trách nhiệm quốc gia, không thể có sự áp đặt từ bên ngoài.
Chính sách của Nhà nước Việt Nam  luôn coi trọng và thúc đẩy các quyền con người. Do đó, Việt Nam đã chú trọng thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; đồng thời coi trọng việc phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy công bằng và an sinh xã hội... Những nỗ lực này được sự ủng hộ, tham gia rộng rãi của nhân dân đã đem đến nhiều đổi thay tích cực trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Cộng đồng quốc tế thêm tin yêu Việt Nam, không chỉ vì Việt Nam phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người (trong đó, Việt Nam là một trong những nước phê chuẩn sớm nhất Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và Công ước về quyền trẻ em), mà còn được nhắc đến như một tấm gương sáng về xóa đói, giảm nghèo. Đó là lý do tại sao Liên hiệp quốc lại lấy Việt Nam làm mô hình để thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ.
Tuy nhiên, cũng thấy rằng, Việt Nam đang ở trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ vừa phải cải tạo xã hội cũ, vừa tiến hành xây dựng xã hội mới. Trong quá trình ấy không tránh khỏi có những vấp váp ở nơi này, nơi khác trong thực hiện quyền con người. Đó không phải là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rõ: Đảng và nhà nước Việt Nam luôn nghiêm túc khắc phục những thiếu sót và có nhiều chủ trương, biện pháp để phấn đấu thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền con người của người dân Việt Nam.
Với những bước đi chủ động, tích cực và đa dạng trong hợp tác quốc tế và đối thoại trên lĩnh vực nhân quyền, Việt Nam đã làm sáng tỏ những chính sách và thực tiễn vấn đề nhân quyền trong các lĩnh vực liên quan để quyền con người được đảm bảo tối ưu nhất; mặt khác, vô hiệu hoá các luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch và kiên quyết không chấp nhận những ai còn mang “cái ô nhân quyền” để chống phá cách mạng Việt Nam.


1 nhận xét: