Thần Đèn
Cũng vẫn là dạng đặt câu hỏi có tính “nghi vấn” rồi lại lái chuyện sang
một hướng thiếu tính khách quan khoa học, đồng thời tạo dựng những điều vu
khống, vu cáo Việt Nam; vu cáo Đảng, Nhà nước trong trào lưu chống phá.
Tư duy đột phá hay từ duy gì đi nữa thì cũng trong từng giai đoạn cụ thể
không chung chung được. Đối với tư duy của Đảng thì ngay từ khi mới hình thành,
bước lên vũ đài lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn tạo ra những
bước đột phá trong tư duy. Tư duy của
Đảng đã vượt lên tất cả các tư duy các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX tạo ra tư duy
khoa học cho giải phóng dân tộc, vượt qua những cuộc trường chinh khó khăn,
gian khổ, đưa dân tộc Việt Nam từ kiếp nô lệ thành một quốc gia độc lập và tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó lịch sử đã diễn ra với những thắng lợi vẻ vang đi
vào lịch sử oai hùng, mà cả thế giới lương tri nhân loại ghi nhận, có phải chỉ
là Đảng và nhân dân ta đâu. Khi thực tiễn có những đặc điểm mới, tư duy của
Đảng đã từng bước hình thành, hoàn thiện về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Những thắng lợi của những thập niên
trong thời kỳ đổi mới đã chứng minh tư duy đúng đắn ấy.
Khi trả lời cho đối tượng (Chiến Sỹ) về câu hỏi “ Tư duy đột phá nào cho Đại hội 13” thì trước hết hai chữ “đột
phá” không giống như cái quan niệm của đối tượng (Chiến Sỹ). Đột phá không chỉ
là thay đổi kiểu chung chung. Đột phá phải là cái đúng, cái khoa học; cái phù
phù hợp với thực tiễn. Còn cái đột phá để theo lối tư duy của chủ nghĩa “thực
dụng” như các học giả tư sản thì không đúng ngay từ đầu chứ đừng nói đến các bước
sau. Khi đã không đúng, không khoa học thì càng tư duy càng đi vào cái sai. Đó
chỉ là “đột phá” thụt lùi, không khoa học. Lịch sử cũng có nhiều bước thụt lùi,
quanh co, không có con đường thẳng tắp. Điều đó là chuyện bình thường của lịch
sử. Trong cái bình thường ấy thì xu hướng tất yếu là tiến lên theo tiến trình
có tính khách quan của lịch sử. Vậy đột phá trong tư duy là từng bước phù hợp
với thực tiễn mới và theo xu hướng tất yếu của lịch sử. Đừng áp đặt chủ quan
vào cái lịch sử có tính khách quan, tất yếu. Tư duy đột phá là bám sát ngày
càng tốt hơn với xu hướng chung của lịch sử. Khi đã rõ xu hướng chung của lịch
sử là tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tư duy cứ giữ đúng cái hướng ấy là một bước
đột phá rồi. Còn cách hỏi, cách hiểu của đối tượng (Chiến Sỹ) là muốn tạo ra
cái quay lại chủ nghĩa tư bản thì thật lạ đời đối với một kẻ không hiểu biết gì
về tư duy. Đối với loại người này chỉ cần như thế cũng đủ rằng bộ óc, tư duy kiểu “Gậm nhấm” mà thôi./.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa