Văn Hóa
Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có báo cáo đánh giá về tình hình mua bán người
trên thế giới năm 2019. Đây là năm thứ
hai liên tiếp, báo cáo có những đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về vấn đề
phòng, chống mua bán người ở Việt Nam. Bản báo cáo năm nay tiếp tục đưa Việt
Nam vào danh sách theo dõi nhóm 2. Báo cáo đưa ra nhận định sai lệch, không
khách quan, thiếu chính xác về sự nỗ lực, cố gắng của các cấp có thẩm quyền ở
Việt Nam đối với công tác phòng, chống mua bán người ở Việt Nam trong thời gian
qua. Sau khi bản báo cáo được công bố, một số lực lượng thù địch, phản động
chống phá Việt Nam đã bình luận, cổ suý và suy diễn hết sức phản động. Từ đó
chúng vu cáo, đả kích Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thực tế
cho thấy, những năm qua, việc phòng, chống mua bán người được Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và có sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị. Các cấp, các ngành, cơ quan chức năng có thẩm quyền ở Việt Nam đã
không ngừng nỗ lực, với nhiều chương trình hành động cụ thể để phòng, chống
buôn bán người. Ngày 10/5/2016, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành quyết định
lấy ngày 30-7 hằng năm, trùng với ngày Liên hợp quốc chọn làm “Ngày toàn dân
phòng, chống mua bán người”, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính
trị, toàn dân tham gia ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên
phạm vi toàn quốc. Ngày 20/3/2020, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 402/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa
thuận toàn cầu về di cư hợp pháp an toàn và trật tự của Liên hợp quốc. Đây là
một trong những việc làm rất thiết thực, cụ thể của Việt Nam thể hiện quyết tâm
và trách nhiệm trong triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn
và trật tự của Liên hợp quốc, phù hợp với chính sách, pháp luật và điều kiện
của Việt Nam, nhằm quản lý di cư hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững. Đồng
thời, Việt Nam luôn tích cực hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người
và được ghi nhận là điểm sáng với nhiều giải pháp hữu hiệu. Tại các phiên đối
thoại thường niên giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về quyền con người, nạn
buôn bán người, Liên minh châu Âu đánh giá rất cao nỗ lực và thành tựu của Việt
Nam, đặc biệt là việc xây dựng nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống luật
pháp về quyền con người; bày tỏ mong muốn tăng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh
vực cải cách tư pháp, thực hiện Công ước chống tra tấn, phòng chống tệ nạn buôn
bán người và bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
Trên cơ
sở một số nội dung cơ bản nêu trên đã chứng tỏ việc phòng, chống tệ nạn mua bán
người được Việt Nam đặc biệt coi trọng, với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp,
các ngành, toàn xã hội và đã thu lại những thành tựu rất đáng tự hào. Bản báo
cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá
về tình hình mua bán người trên thế giới năm 2019 đã có những nhìn nhận,
đánh giá sai lệch, gây những hiểu lầm về công tác này ở Việt Nam./.
Hiện nay, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóaMỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.
Trả lờiXóa