Oanh
Trần
Hiện nay, để phản bác những quan điểm sai trái, phản động của các
thế lực thù địch trong vấn đề tôn giáo và nhân quyền chúng ta cần lưu ý một số
nội dung sau:
1 - Vấn đề “tự do tôn giáo”
Tính phức tạp của vấn đề là ở chỗ một số thế lực thù địch lạm dụng
và đồng nhất quyền tự do tôn giáo và tự do truyền giáo để có thể thúc đẩy sự
truyền bá Kitô giáo, nhất là Tin Lành sang châu Âu và các nước khác trên thế
giới. Những năm gần đây, do bối cảnh toàn cầu hóa tôn giáo, Mỹ đã lợi dụng
những ưu thế của đạo Tin Lành để có thể bành trướng văn hóa, văn minh ra toàn
cầu. Học thuyết về tự do tôn giáo của Mỹ còn đặc biệt chú trọng đến vấn đề cải
đạo, đổi đạo. Cụ thể là Mỹ rất quan tâm lợi dụng các dân tộc thiểu số trên khắp
các lục địa, những cộng đồng nhỏ yếu, nhạy cảm, nặng mặc cảm “bị gạt bên lề”
khỏi xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa và các cộng đồng vốn bị “thua thiệt lịch
sử”.
Chúng ta cần nghiên cứu, vạch rõ sự áp đặt các giá trị Mỹ cũng như
sự phi lý của Mỹ với quan điểm tự do tôn giáo theo lối lưỡng chuẩn (Double
Standard). Ngoài ra, bên cạnh việc nghiên cứu cái “logic” về “tự do tôn giáo”
của Mỹ, chúng ta cần nghiên cứu sự khác biệt trong quan niệm của Mỹ và Tây Âu
về tôn giáo.
2 - Vấn đề “luật pháp tôn
giáo”
Chúng ta một mặt phải hoàn thiện hơn nữa về phương diện luật pháp
tôn giáo theo hướng hội nhập hơn với các Công ước quốc tế. Mặt khác, trong công
tác lý luận, chúng ta cũng cần khẳng định những mặt mạnh, sự tiến bộ của hệ
thống luật pháp tôn giáo ở Việt Nam và trình bày một cách thuyết phục bước biến
chuyển này trước công luận. Trong khi thể hiện logic về tự do tôn giáo ở nước
ta, về nguyên tắc phải đảm bảo những tư tưởng chỉ đạo mà Đảng và Nhà nước ta đã
chỉ ra như: bảo đảm nguyên tắc độc lập dân tộc, xã hội chủ nghĩa, tôn giáo phải
đồng hành với dân tộc, lựa chọn các tôn giáo, tín ngưỡng của công dân phải thực
sự trên cơ sở tự nguyện, gắn bó với Tổ quốc và bản sắc dân tộc...
3 - Vấn đề “tù nhân tôn
giáo”
Chúng ta cần khẳng định rõ là Việt Nam luôn tôn trọng một nguyên
tắc cơ bản là người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín
ngưỡng tôn giáo. Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân tôn giáo”, không có ai
bị giam giữ vì lý do tôn giáo và bất đồng chính kiến.
4 - Vấn đề “hai chính sách
tôn giáo ở Việt Nam”
Trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta kiên quyết bác
bỏ luận điểm này. Giới nghiên cứu cần bảo vệ và làm rõ quan điểm nhất quán, lời
nói đi đôi với việc làm, chính sách, luật pháp về tôn giáo luôn được thực hiện
ngày càng tốt hơn trong thực tiễn với những dẫn chứng thuyết phục.
5. Về âm mưu lợi dụng vấn
đề tôn giáo trong các dân tộc thiểu số ở các địa bàn chiến lược ở nước ta nhằm
thực hiện chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa giải lãnh thổ.
Để làm thất bại âm mưu này của địch, chúng ta
cần nghiên cứu sâu và toàn diện hơn những đặc tính, cội nguồn lịch sử, những
vấn đề đương đại, trong đó có việc phát triển “bất bình thường” của Kitô giáo
hiện nay ở các vùng dân tộc thiểu số, nhất là vùng đồng bào Mông, một số dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên, cộng đồng Khơme Nam Bộ. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn
về các tổ chức phản động ở nước ngoài từ lực lượng cầm đầu, âm mưu cụ thể của
các thế lực thù địch ở Mỹ và phương Tây gắn với Tin Lành Đề ga, phong trào
Khơme Krom; phong trào Tổ quốc Mông... nhằm mưu đồ thực hiện chủ nghĩa ly khai
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở
nước ta.
Mỗi chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóaHiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng
Trả lờiXóa