Thiện Chí
Hiện nay vẫn còn
tồn tại nhiều cách nhìn nhận khác nhau về quyền con người, nhưng có một điều rõ
ràng rằng quyền con người là những giá trị cao cả nhất mang tính nhân loại cần
được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và mọi giai đoạn lịch sử. Trong thời
đại ngày nay, quyền con người không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát
triển.
Ở Việt Nam, Đảng
và Nhà nước ta luôn nhất quán khẳng định và phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tự do và hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu
cao nhất của chế độ ta. Đó cũng chính là nhằm thực hiện quyền con người, quyền
công dân. Trong gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhiều văn kiện của Đảng
và Nhà nước ta (rõ nhất là trong Hiến pháp năm 2013) đã khẳng định: Ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng
và bảo vệ. Chúng ta đã có sự phát triển mới về nhận thức lý luận và nhận thức ngày
càng cao của các tầng lớp nhân dân về quyền con người. Những thể chế pháp lý của
nhà nước pháp quyền đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện, tạo khuôn khổ
để bảo đảm trên thực tế các quyền con người. Thể chế kinh tế thị trường cũng đã
hình thành và từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện để bảo đảm quyền tự do sở hữu
và kinh doanh của cá nhân. Điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin của người
dân ngày càng thuận lợi hơn.
Thực tiễn, những
thành tựu của Việt Nam về quyền con người được đại đa số các tổ chức và nhân
dân thế giới thừa nhận. Do đó, ngày 12/11/2013, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa
68 đã bầu Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016,
với 184 phiếu thuận trên 192 phiếu bầu, bất chấp nhiều nỗ lực ngăn cản, chống
phá của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. Đó là sự khẳng định thành tựu và
uy tín của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người tại đất nước mình, đồng thời
có những đóng góp trong đấu tranh vì quyền con người trên thế giới.
Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện khó khăn và thách thức vẫn
còn nhiều. Hiện nay nhận thức về quyền con người của một số tổ chức chính
quyền từ Trung ương đến địa phương và người dân chưa theo kịp sự tiến bộ của
quyền con người; mức độ hoàn thiện thể chế pháp lý còn có hạn chế; còn nhiều điều
về mặt pháp lý cần phải được nghiên cứu và quy định rõ ràng hơn; trình độ phát
triển kinh tế - xã hội còn có những hạn chế, trong đó có những chính sách phát
triển chưa hợp lý, trình độ quản lý còn kém, ảnh hưởng tới sự ổn định và tăng
trưởng kinh tế và cải thiện an sinh xã hội, đời sống của người dân nông thôn và
miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế đó đến từ cả nguyên nhân khách
quan và chủ quan.
Để khắc phục các nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên, và tăng cường
bảo đảm quyền con người trên thực tế. Chúng ta cần chú ý một số vấn đề có tính
nguyên tắc sau:
Tôn trọng, bảo
vệ quyền con người, trước hết là các quyền dân
sự, là nghĩa vụ bắt buộc của chính quyền. Đây là những quyền mang tính phổ biến
tuyệt đối, tối thiểu, mà việc thực hiện không lệ thuộc vào chế độ chính trị,
trình độ phát triển kinh tế, sự khác biệt văn hóa.
Bảo đảm trong thực tế các quyền con người trên cơ
sở và phù hợp với các điều kiện khách quan của đất nước. Nghĩa là bảo đảm mỗi
người đều có cơ hội thỏa mãn các quyền con người theo luật định, đặc biệt là
trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa. Một số quyền chính trị (như quyền dân
chủ, quyền tự do ngôn luận,...) cũng nằm trong nhóm này. Đây là các quyền phổ
biến mang tính tương đối, cần có điều kiện để thực hiện và thỏa mãn.
Không ngừng thúc đẩy quyền con người, nghĩa là nhận thức
và biến các nhu cầu chính đáng của
con người trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin thành quyền của con
người, như: quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được
thông tin và thông tin. Thỏa mãn các quyền con người cả về kinh tế, xã hội, văn
hóa và dân sự, chính trị với chất
lượng ngày càng cao hơn. Đó cũng chính là phương châm hành động cần
thiết của Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề quyền con người./.
Bảo đảm trong thực tế các quyền con người trên cơ sở và phù hợp với các điều kiện khách quan của đất nước. Nghĩa là bảo đảm mỗi người đều có cơ hội thỏa mãn các quyền con người theo luật định, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa. Một số quyền chính trị (như quyền dân chủ, quyền tự do ngôn luận,...) cũng nằm trong nhóm này. Đây là các quyền phổ biến mang tính tương đối, cần có điều kiện để thực hiện và thỏa mãn.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, tôi cũng nghĩ vậy
XóaĐảng ta làm tất cả đều vì nhân dân
Trả lờiXóa