Nhân anh linh mục Đặng Hữu Nam ngu học nói rằng người Pháp xâm lược Việt Nam nhưng không lấy đi tấc đất hay miếng vàng nào thì tôi nhắc anh rằng năm 1887 Pháp đã ký với Trung Quốc (nhà Thanh) một bản hòa ước trong đó cắt hơn 750km2 đất ở tổng Tụ Long thuộc tỉnh Hà Giang cho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và 10 xã thuộc tỉnh Quảng Uyên (nay là tỉnh Quảng Ninh) cho tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ở trên biển, bằng Hòa ước Pháp - Thanh năm 1887 Pháp đã cắt toàn bộ vùng biển và các đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến đông 105 độ 43 phút Paris, có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi qua đông điểm của đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên giới thì thuộc về Trung Quốc, trong đó có mũi Bạch Long trên Vịnh Bắc Bộ.
Trước đó, năm 1885 tại Kinh thành Huế đã xảy ra một sự kiện vô cùng đau thương trong lịch sử Việt Nam mà người dân Huế có lẽ sẽ mãi mãi không bao giờ có thể nguôi ngoai được. "Kinh thành thất thủ" là cụm từ đau thương nhắc lại lịch sự thất bại thảm hại của quan quân yêu nước triều Nguyễn do Tôn Thất Thuyết chỉ huy, trước quân viễn chinh Pháp. Sự kiện diễn ra chỉ đúng 1 ngày từ đêm 04/7 đến ngày 05/7 năm 1885, nhằm ngày 23 tháng Năm âm lịch. Nguyên nhân và diễn biến anh em có thể tra Gúc, tôi không nhắc lại vì nó rất dài dòng, nhưng kết quả thì bi thảm. Số là anh em quân Tôn Thất Thuyết dù đông tới hơn 2 vạn cùng hơn nghìn đầu thần công nhưng tổ chức và liên lạc cả hiệp đồng kém nên hoàn toàn thất thủ trước đội quân viễn chinh với lực lượng và trang bị ít hơn đến cả chục lần. Ngoài hơn 2 vạn quan quân bị tử trận hoặc bị bắt giết sạch sau 1 ngày đêm, khi thắng thế quân Pháp tràn vào kinh thành và Đại Nội mặc sức hiếp, giết từ hoàng tộc, cung tần đến thứ dân, thậm chí Hoàng Thái Hậu Từ Dũ cũng không thoát khỏi. Khắp kinh thành Huế ngập một cảnh tượng hoang tàn, khói lửa, cưỡng bức và chết chóc. Có tài liệu nói rằng cho đến khi kết thúc chuỗi ngày đau thương đó, ước tính có đến hơn 80% dân số kinh thành Huế đã chết dưới tay người Pháp. Sau này, những người còn sót lại lấy ngày 23 tháng Năm âm lịch hàng năm làm ngày giỗ chung, nhà nhà bày đồ lễ rất thịnh soạn ra đường để cúng giỗ những người trận vong và bị quân Pháp sát hại năm ấy.
Không chỉ hàng vạn người bị giết hại mà kinh thành Huế còn bị cướp đi phần lớn những tài sản quý báu nhất:
Linh mục Père Siefert, nhân chứng sự kiện này đã ghi lại: “Kho tàng trong hoàng cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc… Cuộc cướp cạn ấy kéo dài trong 2 tháng còn gây tai tiếng hơn cuộc cướp phá Cung điện Mùa Hè của Thanh Đế ở Bắc Kinh”. Cũng theo Père Siefert, khi đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia, thì quân Pháp đã cướp “228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dũ. Tại các tôn miếu thờ các vua… thì hầu hết các thứ có thể mang đi… đều bị cướp”.
Quốc Sử quán triều Nguyễn ghi: riêng tại Phủ Nội vụ ở tầng dưới cất giữ 91.424 thỏi bạc đỉnh 10 lạng, 78.960 thỏi bạc đỉnh 1 lạng; tầng trên cất giữ khoảng 500 lạng vàng, khoảng 700.000 lạng bạc; kho gần cửa Thọ Chỉ cất giữ 898 lạng vàng, 3.400 lạng bạc. Toàn bộ số vàng bạc này đã bị Pháp chiếm.
Trong điện gửi Chính phủ Pháp ngày 24/7/1885, Tướng De Courcy, chỉ huy cuộc tấn công vào kinh đô Huế, ngày 24/7/1885 ghi: “Trị giá phỏng chừng các quý vật bằng vàng hay bằng bạc dấu kỹ trong các hầm kín là 9 triệu quan. Đã khám phá thêm nhiều ấn tín và kim sách đáng giá bạc triệu. Xúc tiến rất khó khăn việc tập trung những kho tàng mỹ thuật. Cần cử sang đây một chiếc tàu cùng nhiều nhân viên thành thạo để mang về mọi thứ cùng với kho tàng”.
Không chỉ có vậy, trong quá trình quân Pháp truy đuổi Tôn Thất Thuyết từ tháng 7/1885, đã thu giữ ở tỉnh Quảng Trị 34 hòm bạc chứa 36.557 tiền bạc và 6 hòm bạc chứa 196 thỏi bạc, mỗi thỏi 10 lạng và 18.696 tiền bạc.
Tất nhiên những thứ tôi kể ở trên chỉ là một trong vô vàn những sự kiện suốt quá trình gần trăm năm đô hộ, cướp bóc của Pháp ở Việt Nam. Cố tình quên đi hoặc không biết đến những điều trên thì có thể một là ngu, hai là mất dạy. Tuy nhiên, tôi cho rằng Đặng Hữu Nam có cả hai - tức vừa ngu vừa mất dạy.
Ảnh: Những phần lãnh thổ Việt Nam được cắt cho Trung Quốc theo Hòa ước Pháp Thanh năm 1887.
Là một linh mục, ngoài việc thực hiện nếp sống theo giáo lý, giáo luật của Giáo hội Công giáo, thì cũng phải chấp hành các quy định của pháp luật. Thế nhưng linh mục Đặng Hữu Nam lại lợi dụng tôn giáo để bôi nhọ đất nước, xỉ nhục hạ thấp vai trò của tôn giáo khác. Hành vi của LM Nam đã vi phạm những điều cấm của Giáo hội công giáo.
Trả lờiXóaNhững lời rao giảng của linh mục Đặng Hữu Nam thật cay nghiệt và sặc mùi chính trị; điều đó đã vi phạm đạo đức, vi phạm giáo lý, giáo luật và đi ngược với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Linh mục Đặng Hữu Nam liệu có xứng với vị trí ông ta đang đảm nhận?
Trả lờiXóaGần đây, một số chức sắc, tín đồ lợi dụng tôn giáo, bất chấp luật pháp, xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm đạo đức, vi phạm giáo lý, giáo luật và đi ngược với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Các trường hợp này sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định.
Trả lờiXóaThời gian qua, có một số chức sắc, tín đồ lợi dụng tôn giáo để chống đối Đảng, Nhà nước. Họ thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; họ sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật.
Trả lờiXóa