HT
Nghiên cứu về Biển Đông của
các chuyên gia trong nước và quốc
tế trong suốt nhiều năm qua và cho đến nay đều có chung nhận định là
Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ âm mưu chiếm trọn Biển Đông xuyên suốt của
mình bằng nhiều cách, thủ đoạn. Từ giữa thế kỷ 20, Trung Quốc đã thể hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông và đã tuyên
bố tự nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý vào năm 1958. Với ý đồ đó, Trung Quốc đã
thực hiện các cuộc cưỡng chiếm Hoàng Sa, rồi chiếm các bãi đá, đảo đá ở Trường
Sa thuộc chủ quyền của Việt nam và của một số quốc gia để tiếp sau đó làm cơ sở
cho yêu sách chủ quyền và tạo bàn đạp để khống chế toàn bộ Biển Đông.
Theo đuổi chủ trương, chiến
lược ấy, sau khi chiếm đóng Hoàng Sa, rồi chiếm các bãi đá, đảo đá trong quần đảo
Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hàng loạt đảo nhân tạo, được Trung Quốc
đã tiến hành bồi đắp, xây dựng, để khẳng định chủ quyền đã chiếm đóng được, đồng
thời triển khai xây dựng sân bay, căn cứ quân sự ở trên những đảo nhân tạo nhằm
mục đích biến các vị trí chiếm đóng thành căn cứ hậu cần và quân sự tiền
phương, tạo bàn đạp cho các phương tiện như máy bay, tàu nổi, tàu ngầm của
Trung Quốc tỏa ra thống lĩnh vùng trời và vùng biển ở Biển Đông. Rõ ràng những
hành động đó Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông và lấy sức mạnh quân sự, lấy
sức mạnh của hải quân Trung Quốc để đè nén các dân tộc khác trong đó có Việt
Nam.
Với mưu đồ độc chiếm Biển
Đông Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò cực kỳ phi lý, tuyên bố các
“quyền lịch sử” đối với khoảng 87% diện tích Biển Đông. Với thái độ rất mập mờ
về cái gọi là “quyền lịch sử”, nhưng khi hành xử, Trung Quốc đã tự ý cấm các quốc
gia xung quanh Biển Đông đánh cá, ngăn trở thăm dò, khai thác dầu khí trong
vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia bị đưa vào phạm vi đường lưỡi bò. Như vậy,
Trung Quốc đã “tự chế” đường lưỡi bò và tự ý biến khu vực biển mà đường lưỡi bò
“liếm trúng” như vùng đặc quyền kinh tế của mình. Để biến Biển Đông thành “ao
nhà” của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều thủ đoạn từ mặt
trận ngoại giao, truyền thông cho đến tổ chức các hoạt động trên thực tế trong
chiến lược nhất quán tại Biển Đông.
Xin điểm qua chuỗi mưu đồ,
thôn tính biển đảo, từ xưa đến nay, của Trung Quốc: Năm 1956, lợi dụng lúc giao
thời bàn giao giữa Pháp với Việt Nam, Trung Quốc đã lặng lẽ ra chiếm một phần của
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm
1974, Trung Quốc mặc cả với Mỹ, để Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc, đánh chiếm nốt phần
còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Sài Gòn. Năm 1988, Trung Quốc ồ ạt độc đánh chiếm
7 đảo, bãi đá, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bao gồm: Gạc Ma, Chữ Thập,
Tư Nghĩa, Vành Khăn, Châu Viên, Subi, Ga Ven. Trong trận cướp chiếm này, phía Trung
Quốc, thảm sát tàn bạo 64 chiến sĩ công binh Việt Nam. Ngày 02/5/2014, Trung Quốc
đã hạ giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò Dầu khí gần đảo Tri Tôn, cách đảo Lý Sơn
120 hải lý. Bị phản ứng dữ đội, sau hơn hai tháng khoan khoét, chúng phải dời
đi ngày 16/7/2014.
Từ ngày 18/6/2019 đến nay, tàu cảnh sát biển được trang bị vũ
khí hạng nặng ký hiệu 35111 của Trung Quốc xuất hiện cách bãi Tư Chính 40 dặm về
phía Tây. Ngày 12/7/019, tàu này đã tới Bãi Chữ Thập, rồi lại quay trở lại vị
trí ban đầu ở khu vực Bãi Tư Chính ngày 14/7/2019. Tàu này tuy không trực tiếp
tham gia vào việc hộ tống Tàu Haiyang Dizhi 8 nhưng cũng đã có mặt một tháng
qua trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong khi nhóm tàu Hải Dương địa
chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc xâm nhập và hoạt động suốt hai tuần
trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía nam của Việt Nam quanh
Bãi Tư Chính. Đi theo bảo vệ tàu còn có ít nhất 3 tàu Hải giám của Trung Quốc,
là tàu hải giám 12.000 tấn ký hiệu 3901, Zhonguo Haijing 46303 và tàu dân quân
biển Qiong Sansah Yu0014.
Ngày 18/7, thêm tàu Hải Cảnh
Haijing số hiệu 37111),
phăm phăm nhắm đích Bãi Tư Chính. Chúng, đã khiêu khích, gây hấn, sục sôi,
quanh giàn khoan Hakuryu-5, lô 06-01, thuộc dự án Nam Côn Sơn, của liên doanh Dầu
khí Việt - Nga... Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố: "Trong những ngày
qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là
vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công
ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều
là thành viên".
Những hành động của Trung Quốc
trên đây và hiện tại, chúng đang chĩa mắt cú vọ vào vỉa dầu và lãnh địa Bãi Tư
Chính của Việt Namn nhằm gây hấn, để ta đáp trả, lấy cớ, vồ chiếm nốt Trường
Sa.
Trang lịch sử Việt Nam hàng
ngàn năm và hiện tại cho thấy, Trung Quốc không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ
lân bang. Là người Việt Nam yêu nước chân chính hãy luôn tỉnh táo, cảnh giác với
một láng giềng luôn có âm mưu xảo trá, kế độc hiểm./.
Mỗi người dân Việt Nam cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt, không vội vàng tin theo các luận điệu kích động biểu tình gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự; hãy vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Trả lờiXóaLịch sử Việt Nam từ hàng ngàn năm trở lại đây cho thấy, Trung Quốc không từ bỏ âm mưu thôn tính lãnh thổ lân bang. Là người Việt Nam yêu nước chân chính hãy luôn tỉnh táo, cảnh giác với một láng giềng luôn có âm mưu xảo trá, kế độc hiểm.
Trả lờiXóaMỗi người dân yêu nước cần hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng.
Trả lờiXóa