Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH (MẸ NẤM): NGÀY CÀNG LỘ RÕ HƠN BỘ MẶT CỦA KẺ PHẢN ĐỘNG!



                                                           Nam Lý
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) là đối tượng vi phạm pháp luật đã bị khởi tố, điều tram truy tố, xét xử và thi hành án theo đúng pháp luật của Nước Cộng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau thời gian thi hành án, xét những điều kiện thực tế, Nhà nước Việt Nam cho hưởng lượng khoan hồng, đây là sự thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Đến Mỹ, các thế lực thù địch đã móc nối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, để Y trở thành tay sai, để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Việt Nam theo kịch bản mà các thế lực thù địch cùng bọn phản động đã và đang làm từ trước đến nay. Thật là một lỗi nhục khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến xứ người để làm tay sai cho bọn phản động để kiếm kế sinh nhai cho mình.
Những việc làm gần đây giữa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với các tổ chức, lực lượng chống phá ngày càng bộc lộ rõ bộ mặt của Y. Lực lượng phản động ở nước ngoài "Trao giải đấu tranh vì tự do, nhân quyền cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh" để Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phải "thật sự" trở thành tay sai cho các lực lượng phản động ở Mỹ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh phải viết, phải nói, phải "có công" đưa lên mạng những thông tin phục vụ mục đích chống phá của chúng. Những thông tin mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đưa trên mạng là sự bịa đặt, chống phá...nhưng có điểm chung là ngô nghê, biểu hiện của sự thiếu hiểu biết...
          Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) ngày càng lộ rõ hơn bộ mặt của kẻ phản động vì "miếng cơm, manh áo" mà quay lưng lại với dân tộc mình, quê hương mình, đất nước mình. Nỗi nhục của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) là thế!




HÀ SĨ PHU NÓI ĐIỀU CŨ RÍCH!


         

                                                           Nam Lý
            Trên trang mạng (#Danlambao) với cái danh là "Hà Sỹ Phu" có viết: "Lý thuyết Mác - Lênin xuất phát từ những nhầm lẫn, phản tiến hóa"!.
          Luận điểm sai lầm của Hà Sỹ Phu đã đưa ra hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận hệ tư tưởng của giai cấp công nhân mà tiền phong là Đảng Cộng sản các nước trên thế giới. Vì vậy, Hà Sỹ Phu nếu muốn nói về chủ nghĩa Mác - Lênin thì cần phải học cho nghiêm túc hơn, nghiền ngẫm cho kỹ hơn, tìm hiểu cho đủ hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin chứ không thể "thiếu hiểu biết", "kém hiểu biết" mà lại lên dọng tưởng như đã biết hết rồi, biết đủ rồi để chủ quan, tùy tiện đưa ra những luận điểm sai lầm, không thể chấp nhận được mà về bản chất là chống phá hệ tư tưởng khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
          Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời từ nửa đầu thế kỷ XX, đã kế thừa tri thức, tinh hoa của nhân loại; khái quát từ thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản; có cơ sở khoa học từ những thành tựu vượt thời đại của khoa học tự nhiên và đặc biệt là kế thừa những hạt nhân hợp lý và hạt nhân cơ bản của hệ thống lý luận của nhân loại lúc đó...Từ những tiền đề chắc chắn cả về thực tiễn, lý luận, khoa học...cho nên chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học và cách mạng, thống nhất giữa nhận thức và cải tạo xã hội, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến bộ - là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân mà tiền phong là Đảng Cộng sản đối lập với hệ tư tưởng của giai cấp tư sản.
            Nhẽ thế, cho nên, Hà Sỹ Phu chống phá, đòi phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng "Lý thuyết Mác - Lênin xuất phát từ những nhầm lẫn, phản tiến hóa" là điều đã cũ rích!




CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC



HT
Trước tình hình diễn biến tàu Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa chất 8, tàu thăm dò địa chất) của Trung Quốc đã xâm phạm biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần khu vực bãi Tư Chính – Vũng Mây ở Biển Đông trong thời gian vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền các thông tin kích động nhân dân xuống đường biểu tình, kêu gọi người dân đứng lên phá hoại tài sản của các doanh nghiệp, bắt giữ, hành hung người Trung Quốc để phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước chân chính hãy hết sức tỉnh táo trước thông tin của các thế lực thù địch lợi dụng tinh thần yêu nước để kích động biểu tình chống đối.
                             Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Những lời kêu gọi quần chúng nhân dân xuống đường, tham gia tuần hành biểu tình, phản đối Trung quốc những ngày qua trên các trang mạng phản động, thực chất  là một hành động hết sức thâm độc của các thế lực thù địch. Mục đích của chúng là tạo ra sự bất ổn trong nội bộ đất nước Việt Nam theo kịch bản như năm 2014. Nếu Nhân dân Việt Nam không tỉnh táo, bị kẻ lợi dụng, xấu xúi dục, kích động mà xảy ra biểu tình, bất ổn như năm 2014 thì một mặt, Trung Quốc sẽ có thời cơ để gia tăng áp lực trên biển khi nội bộ Việt Nam bất ổn, mặt khác sẽ làm kìm hãm sự phát triển của đất nước, nhất là khi lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước đang lên cao trong lúc Đảng, Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm phòng chống tham nhũng.  
Là người Việt Nam yêu nước thực sự hãy giữ bình ổn đất nước để phát triển. Đặc biệt đối với những bạn trẻ hãy cảnh tỉnh trước những lời xuyên tạc, dụ dỗ của các phần tử phản động. Không đăng tải, “câu like” với nội dung xuyên tạc, kêu gọi tham gia biểu tình của chúng cho bạn bè của mình. Bởi vì, các thế lực thù địch chỉ mong trong nước chúng ta xảy ra các sự kiện phức tạp chính trị, xã hội để kích động biểu tình, gây rối trật tự xã và làm chúng ta ảnh hưởng về đối ngoại, thiệt hại không nhỏ về kinh tế….
Mỗi người dân Việt Nam yêu nước chân chính cần tỉnh táo và bình tĩnh suy xét, có cách bộc lộ quan điểm đúng mực, khách quan, ủng hộ chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Ðảng, Nhà nước ta. Ðồng thời kêu gọi bạn bè, gia đình không tham gia các hoạt động biểu tình, bạo loạn theo sự dụ dỗ của các thế lực thù địch. Kiên quyết đấu tranh, vạch trần âm mưu kích động biểu tình, gây rối an ninh, trật tự để chống phá Ðảng, Nhà nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân; góp phần làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình", "bạo loạn lật đổ" của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta./.

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC



HT
Nghiên cứu về Biển Đông của các chuyên gia trong nước và quốc tế trong suốt nhiều năm qua và cho đến nay đều có chung nhận định là Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ âm mưu chiếm trọn Biển Đông xuyên suốt của mình bằng nhiều cách, thủ đoạn. Từ giữa thế kỷ 20, Trung Quốc đã thể hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông và đã tuyên bố tự nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý vào năm 1958. Với ý đồ đó, Trung Quốc đã thực hiện các cuộc cưỡng chiếm Hoàng Sa, rồi chiếm các bãi đá, đảo đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt nam và của một số quốc gia để tiếp sau đó làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền và tạo bàn đạp để khống chế toàn bộ Biển Đông.
Theo đuổi chủ trương, chiến lược ấy, sau khi chiếm đóng Hoàng Sa, rồi chiếm các bãi đá, đảo đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hàng loạt đảo nhân tạo, được Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp, xây dựng, để khẳng định chủ quyền đã chiếm đóng được, đồng thời triển khai xây dựng sân bay, căn cứ quân sự ở trên những đảo nhân tạo nhằm mục đích biến các vị trí chiếm đóng thành căn cứ hậu cần và quân sự tiền phương, tạo bàn đạp cho các phương tiện như máy bay, tàu nổi, tàu ngầm của Trung Quốc tỏa ra thống lĩnh vùng trời và vùng biển ở Biển Đông. Rõ ràng những hành động đó Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông và lấy sức mạnh quân sự, lấy sức mạnh của hải quân Trung Quốc để đè nén các dân tộc khác trong đó có Việt Nam.
Với mưu đồ độc chiếm Biển Đông Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò cực kỳ phi lý, tuyên bố các “quyền lịch sử” đối với khoảng 87% diện tích Biển Đông. Với thái độ rất mập mờ về cái gọi là “quyền lịch sử”, nhưng khi hành xử, Trung Quốc đã tự ý cấm các quốc gia xung quanh Biển Đông đánh cá, ngăn trở thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia bị đưa vào phạm vi đường lưỡi bò. Như vậy, Trung Quốc đã “tự chế” đường lưỡi bò và tự ý biến khu vực biển mà đường lưỡi bò “liếm trúng” như vùng đặc quyền kinh tế của mình. Để biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều thủ đoạn từ mặt trận ngoại giao, truyền thông cho đến tổ chức các hoạt động trên thực tế trong chiến lược nhất quán tại Biển Đông.
Xin điểm qua chuỗi mưu đồ, thôn tính biển đảo, từ xưa đến nay, của Trung Quốc: Năm 1956, lợi dụng lúc giao thời bàn giao giữa Pháp với Việt Nam, Trung Quốc đã lặng lẽ ra chiếm một phần của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1974, Trung Quốc mặc cả với Mỹ, để Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc, đánh chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Sài Gòn. Năm 1988, Trung Quốc ồ ạt độc đánh chiếm 7 đảo, bãi đá, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bao gồm: Gạc Ma, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Châu Viên, Subi, Ga Ven. Trong trận cướp chiếm này, phía Trung Quốc, thảm sát tàn bạo 64 chiến sĩ công binh Việt Nam. Ngày 02/5/2014, Trung Quốc đã hạ giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò Dầu khí gần đảo Tri Tôn, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý. Bị phản ứng dữ đội, sau hơn hai tháng khoan khoét, chúng phải dời đi ngày 16/7/2014.
Từ ngày 18/6/2019 đến nay, tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng ký hiệu 35111 của Trung Quốc xuất hiện cách bãi Tư Chính 40 dặm về phía Tây. Ngày 12/7/019, tàu này đã tới Bãi Chữ Thập, rồi lại quay trở lại vị trí ban đầu ở khu vực Bãi Tư Chính ngày 14/7/2019. Tàu này tuy không trực tiếp tham gia vào việc hộ tống Tàu Haiyang Dizhi 8 nhưng cũng đã có mặt một tháng qua trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong khi nhóm tàu Hải Dương địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc xâm nhập và hoạt động suốt hai tuần trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía nam của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính. Đi theo bảo vệ tàu còn có ít nhất 3 tàu Hải giám của Trung Quốc, là tàu hải giám 12.000 tấn ký hiệu 3901, Zhonguo Haijing 46303 và tàu dân quân biển Qiong Sansah Yu0014. 
Ngày 18/7, thêm tàu Hải Cảnh Haijing số hiệu 37111), phăm phăm nhắm đích Bãi Tư Chính. Chúng, đã khiêu khích, gây hấn, sục sôi, quanh giàn khoan Hakuryu-5, lô 06-01, thuộc dự án Nam Côn Sơn, của liên doanh Dầu khí Việt - Nga... Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố: "Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên". 
Những hành động của Trung Quốc trên đây và hiện tại, chúng đang chĩa mắt cú vọ vào vỉa dầu và lãnh địa Bãi Tư Chính của Việt Namn nhằm gây hấn, để ta đáp trả, lấy cớ, vồ chiếm nốt Trường Sa.
Trang lịch sử Việt Nam hàng ngàn năm và hiện tại cho thấy, Trung Quốc không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ lân bang. Là người Việt Nam yêu nước chân chính hãy luôn tỉnh táo, cảnh giác với một láng giềng luôn có âm mưu xảo trá, kế độc hiểm./.

NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM



HT
Trước tình hình diễn biến tàu Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa chất 8, tàu thăm dò địa chất) của Trung Quốc đã xâm phạm biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần khu vực bãi Tư Chính – Vũng Mây ở Biển Đông trong thời gian vừa qua. Để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia của đất nước, một trong những điều thiết yếu là cần phải nhận thức, hiểu rõ các khái niệm về vùng biển của Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012. Chiểu theo luật quốc tế, vùng biển Việt Nam được quy định thành 5 vùng: Vùng nội thủy, Đường cơ sở, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa, Quyền tài phán của quốc gia ven biển.
                            http://www.pvn.vn/DataStore/Images/2019/7/22/Quyen%20cua%20VN%202.png
Các vùng biển của Việt Nam theo quy định của UNCLOS.
Đồ họa: Camau.gov.vn.
1. Nội thủy
 “Nội thủy” (còn gọi “vùng nước nội địa (Internal waters)”) là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở (baseline) để tính chiều rộng của lãnh hải (nói tắt là “đường cơ sở”) và giáp với bờ biển. Đường cơ sở này do quốc gia ven biển quy định vạch ra. Từ đó trở vào gọi là nội thủy, từ đó trở ra gọi là lãnh hải.
Vùng nước nội thủy về mặt pháp lý đã nhất thể hóa với lãnh thổ đất liền nên có chế độ pháp lý đất liền, nghĩa là đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển. Tàu thuyền nước ngoài muốn vào ra nội thủy phải xin phép nước ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho phép.
Nội thủy của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
2. Đường cơ sở
Theo quy định của Luật Biển Việt Nam, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Theo Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đường cơ sở của Việt Nam là những đường thẳng gãy khúc nối liền 11 điểm, từ điểm A1 (hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị). 
Các điểm chuẩn xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
0 - Nằm trên ranh giới phía tây nam của vùng nước lịch sử của Việt Nam và Campuchia
A1 - Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang
A2 - Tại hòn Đá lẻ ở đông nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải (cũ)
A3 - Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo
A4 - Tại Hòn Bông Lang - Côn Đảo
A5 - Tại Hòn Bảy cạnh - Côn Đảo
A6 - Tại Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Thuận Hải (cũ)
A7 - Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải (cũ)
A8 - Tại Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh (cũ)
A9 - Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh (cũ)
A10 - Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình (cũ)
A11 - Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên (cũ)
Các điểm tạo nên đường sơ sở vẫn để ở các tỉnh cũ vì được ghi theo tuyên bố 12/5/1977.  Trong khi đó Tuyên bố ngày 15-5-1996 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì đường cơ sở tiếp giáp với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) gồm 28 điểm nối liền các điểm nhô ra nhất là các đảo, đá, bãi cạn thuộc quần đảo. Tuyên bố “đường yêu sách lưỡi bò” đã gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực biển Đông, trực tiếp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Vì Hoàng Sa vốn là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc vạch đường cơ sở như vậy đương nhiên coi vùng nước bên trong các đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa là nội thủy của Trung Quốc, không quốc gia nào có quyền qua lại.
                                   Đường CÆ¡ sở, Lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
3. Lãnh hải
Lãnh hải (Territorial sea) là lãnh thổ biển, nằm ở phía ngoài nội thủy. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển. Công ước quốc tế về Luật biển 1982 quy định chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. 
Quốc gia ven biển cũng chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải, song không tuyệt đối như nội thủy. Nghĩa là quyền của quốc gia ven biển được công nhận như ở lãnh thổ của mình (về lập pháp, hành pháp và tư pháp), trên các lĩnh vực phòng thủ quốc gia, cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên, đấu tranh chống ô nhiễm, nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên các tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua vùng lãnh hải của nước ven biển mà không phải xin phép trước nếu họ không tiến hành bất kỳ hoạt động gây hại nào.
Lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hướng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tàu quân sự nước ngoài thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
4. Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải. Quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tầu thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở.
Vì vùng này đã nằm ngoài vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, nên quốc gia ven biển chỉ được thực hiện thẩm quyền hạn chế trong một số lĩnh vực nhất định đối với các tàu thuyền nước ngoài mà thôi. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (Điều 33) quy định trong vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có thể tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết nhằm để ngăn ngừa những vi phạm đối với luật lệ về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư; đồng thời trừng phạt những vi phạm đã xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.
Nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, nên quốc gia ven biển cũng có chủ quyền về khai thác, thăm dò các tài nguyên biển vì mục đích hòa bình ở vùng biển này. Riêng đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ, Điều 303 Công ước về Luật biển 1982 quy định mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải mà không được phép của quốc gia ven biển thì đều bị coi là vi phạm xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó và quốc gia đó có quyền trừng trị.
Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
Tổ công tác của BTL Vùng Cảnh sát biển 4 kiểm tra một tàu cá không có số hiệu chở thuốc lá lậu tại khu vực biển Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (Nguồn: Canhsatbien)
5. Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive economic zone) là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy phạm vi lãnh hải rộng 12 hải lý bên trong vùng đặc quyền kinh tế nên chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế bao gộp trong nó cả vùng tiếp giáp lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước về Luật biển 1982 quy định.
 Đối với các quốc gia ven biển:
Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.
Đối với các quốc gia khác:
- Được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không.
- Được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Khi đặt đường ống phải thông báo và thỏa thuận với quốc gia ven biển.
- Được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về 
Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam hợp với lãnh hải thành vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Nhà nước thực hiện chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; thực hiện quyền chủ quyền về các hoạt động khai thác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; thực hiện quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.
Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
6. Thềm lục địa
Thềm lục địa (Continental shelf) nói nôm na là cái nền của lục địa. Nó bắt đầu từ bờ biển, kéo dài thoai thoải ra khơi và ngập dưới nước, đến một chỗ sâu hẫng xuống thì hết thềm. Thực tế ở nơi nào bờ biển bằng phẳng thì vùng đáy biển này trải ra rất xa. Ở nơi nào bờ biển khúc khuỷu, vùng này co hẹp lại gần bờ hơn. Các nhà địa chất học gọi vùng đáy biển thoai thoải đó là thềm lục địa. 
Về mặt pháp lý quốc tế, Công ước về Luật biển năm 1982 định nghĩa: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn. Thềm lục địa có thể được mở rộng hơn nữa nhưng không vượt ra khơi quá 350 hải lý cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Như vậy thềm lục địa cách đường cơ sở từ 200 đến tối đa là 350 hải lý tùy theo nền của lục địa.
Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, tài nguyên không sinh vật như dầu khí, các tài nguyên sinh vật như cá, tôm...) của mình. Vì đây là đặc quyền của quốc gia ven biển nên không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thỏa thuận của quốc gia đó. Nghĩa là chỉ quốc gia ven biển mới có quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì. Tuy nhiên, quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không được đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước phía trên, không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia khác.
- Khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở, quốc gia ven biển phải nộp một khoản đóng góp tiền hay hiện vật theo quy định của công ước.
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học. Mọi nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển.
- Tất cả các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc đường cáp đó.
Thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thằm dò, khai thác tài nguyên. Quyền này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa Việt Nam nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
Giàn khai thác dầu khí của Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ (Nguồn: Dantri)
Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam mà không làm phương hại đến chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
7. Quyền tài phán của quốc gia ven biển
Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
Những kiến thức Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012 và qua thực tế hành động của tàu Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa chất 8, tàu thăm dò địa chất) của Trung Quốc, có thể khẳng định dứt khoát rằng, Trung Quốc không hề có vùng biển hợp pháp nào có thể chồng lấn hay tranh chấp với vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía nam của Việt Nam, trong đó có Bãi Tư Chính và Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Đây là cơ sở để chúng ta đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia của đất nước./.


VAI TRÒ CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRONG PHÁT HIỆN, VẠCH TRẦN TƯ TƯỞNG PHẢN KHOA HỌC, PHẢN ĐỘNG, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG



LL47
Học viên ở Học viện Chính trị là người có khả năng phát hiện, vạch trần bản chất phản khoa học, tính chất phản động, cơ hội của các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị được đăng tải, lưu trữ trên không gian mạng, đồng thời có khả năng phòng, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong suốt quá trình học tập, công tác tại Học viện Chính trị và tiếp tục tích lũy bổ sung kinh nghiệm trên cương vị chức trách mới sau khi ra trường. Điều đó được thể hiện:
Học viên ở Học viện Chính trị góp phần bổ sung tạo thành lực lượng đông đảo tích cực tham gia đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị luôn được các thế lực thù địch, phản động đưa lên không gian mạng và lưu trữ trên đó với thời gian tương đối lâu, với số lượng địa chỉ, tài khoản rất lớn và nhanh nhạy thay đổi theo diễn biến đấu tranh và nhận thức của nhân dân ta. Nếu huy động được lực lượng học viên đang học tập, công tác tại Học viện tham gia vào đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị cùng với các cơ quan, khoa giảng viên thì sẽ tạo ra được một lực lượng hùng hậu. Lực lượng này nếu được tổ chức theo kế hoạch, điều kiện của phù hợp với từng cá nhân và cơ quan, đơn vị tạo ra sức mạng vô cùng to lớn. Bởi, họ ở nhiều lứa tuổi khác nhau, với đặc điểm tâm lý, chuyên ngành đào tạo khác nhau, các học viên tham gia sử dụng mạng theo những yêu cầu nghiên cứu, học tập tạo ra được mặt trận rộng khắp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và kể cả khoa học và kỹ thuật quân sự đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Với bản lĩnh chính trị, tinh thần cách mạng, sự giác ngộ cao, lại thường xuyên được cấp ủy, chỉ huy các cấp giáo dục, cung cấp thông tin theo chuyên môn, nên có đủ trình độ để phân tích thông tin đúng sai; đây chính là lực lượng đông đảo ở Học viện Chính trị góp phần đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng.
Học viên ở Học viện Chính trị góp phần vạch trần các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và định hướng tư tưởng cho cộng đồng sử dụng mạng. Trên không gian mạng chứa đựng nhiều thông tin, có cả thông tin khoa học, thông tin đại chúng và có cả các thông tin xấu độc, sai trái, thù địch, cơ hội chính trị. Vạch trần bản chất các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị là công việc khó khăn đòi hỏi các chủ thể khai thác không gian mạng phải có đủ bản lĩnh trình độ và kinh nghiệm lý luận và thực tiễn. Đây là những yêu cầu đều có ở hầu hết các đối tượng học viên đang học tập công tác tại Học viện.
 Học viên ở Học viện Chính trị là những người được đào tạo cơ bản tại các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội, khi ra trường được công tác tại các học viện, nhà trường hoặc các cơ quan, đơn vị. Đây là lực lượng có phẩm chất và năng lực đáp ứng tốt yêu cầu chức trách, nhiệm vụ, đặc biệt là về bản lĩnh và phẩm chất chính trị tốt. Khi về đào tạo tại Học viện Chính trị được sự giáo dục của các cấp, tiếp xúc với môi trường có tính định hướng chính trị cao, nên việc nhận biết các thông tin sai trái, thù địch, khả năng tư duy phân tích chỉ ra những thông tin đâu là khoa học và đâu là sai lầm, mức độ phản khoa học, sai trái hay thù địch hay cơ hội chính trị. Đây cũng chính là lực lượng thường xuyên sử dụng mạng nên họ nhanh chóng truyền tải thông tin cho bạn bè và cộng đồng mạng.
Thực tiễn cho thấy, nhận thức được vai trò của học viên Học viện Chính trị, trong những năm qua lãnh đạo, chỉ huy các cấp ở Học viện Chính trị, đặc biệt là các Hệ quản lý học viên đã phát huy được tính tích cực của học viên tham gia vào đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận góp phần củng cố và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong thời gian tới, cần tích cực, chủ động phát huy hơn nữa thế mạnh của đội ngũ này trong công tác đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận trên không gian mạng./.

TÍNH TẤT YẾU PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG





LL47
Trong giai đoạn cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng trở thành một vấn đề nóng bỏng, có vị trí quan trọng hàng đầu trong đấu tranh tư tưởng, lý luận nói riêng và công tác tư tưởng, lý luận nói chung của Đảng. Thực hiện tốt nội dung này sẽ góp phần to lớn củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực tế hiện nay các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang tăng cường hoạt động chống phá Đảng ta, chúng ra sức truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên tất cả các phương tiện, đặc biệt là trên không gian mạng; do đó, những thông tin này đã phát triển và lây lan nhanh chóng ảnh không nhỏ đến niềm tin vào Đảng, Nhà nước của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân.
Học viên ở Học viện Chính trị là những cán bộ chính trị, giảng viên khoa học xã hội nhân văn, lực lượng trực tiếp tổ chức, tiến hành các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, nghiên cứu khoa học, giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn ở các đơn vị và nhà trường quân đội trong toàn quân. Đây là lực lượng có vị trí, vai trò rất quan trọng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Vì vậy, phát huy vai trò của họ trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng hiện nay, không chỉ là phát triển đội ngũ này tham gia vào đấu tranh trên không gian mạng ở Học viện hiện nay mà còn là rèn luyện đội ngũ giữ vai trò hạt nhân nòng cốt trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của lực lượng 47 ở các đơn vị sau này. Thông qua đó góp phần tạo nên một lực lượng, đội ngũ đấu tranh đông đảo, rộng khắp có hiệu quả.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng nói chung và phát huy vai trò của học viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh nói riêng, trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện cùng các cơ quan, khoa chuyên ngành và hệ quản lý học viên đã có nhiều chủ trương, biện pháp trong nâng cao nhận thức, tăng cường bản lĩnh chính trị, nhận diện đúng và tích cực đấu tranh có hiệu quả, là một điểm sáng của toàn quân trong hoạt động đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Qua đó góp phần quan trọng nâng cao năng lực đấu tranh chống quan điểm sai trái, cơ hội chính trị của đội ngũ học viên trong quá trình học tập tại Học viện. Tuy nhiên, tỉ lệ học viên tham gia vào các hoạt động đấu tranh trên không gian mạng chưa nhiều, chưa kịp thời và tương xứng với tiềm năng của Học viện, chất lượng một số bài viết còn hạn chế, cá biệt có những học viên còn nhận thức chưa đầy đủ về tác động của quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị. Trong tham gia các hoạt động trên không gian mạng còn mắc lỗi trong các thao tác để các quan điểm sai trái, cơ hội chính trị có điều kiện lan tỏa, phổ biến. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đấu tranh tư tưởng, lý luận ở Học viện. Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức, bản lĩnh và kỹ năng, kỹ xảo tham gia mạng xã hội của một số học viên chưa tốt; công tác quản lý, bồi dưỡng ở một số thời điểm chưa thực sự được phát huy có hiệu quả.
Trước yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế và sự phát triển của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện và nhiệm vụ mới của quân đội trên mặt trận đấu tranh tư tưởng lý luận, đấu tranh trên không gian mạng; để nâng cao chất lượng hiệu quả đấu tranh chống quan điểm sai trái, cơ hội chính trị trên không gian mạng ở Học viện nói riêng và toàn quân nói chung vấn đề đặt ra là cùng với thực hiện mục tiêu yêu cầu đào tạo phải đồng thời phát huy vai trò của các lực lượng trong đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Do đó, Phát huy vai trò của học viên ở Học viện Chính trị trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng là vấn đề tất yếu cả lý luận và thực tiễn.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁN ỨNG NHANH TRƯỚC CÁC TƯ TƯỞNG SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG



LL47
Trong lĩnh vực đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng hiện nay, các chủ thể tham gia đấu tranh cần hết sức chú ý phản ứng nhanh trong cuộc đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Bởi, đặc điểm của các tư tưởng này lưu, truyền trên không gian mạng từ nhiều ứng dụng và các trang mạng xã hội khác nhau mà chủ thể quản lý nó đặt trụ sở ở nước ngoài, họ sử dụng địa chỉ IP ảo trong nước cho nên nội dung thông tin hầu như các nhà quản lý mạng ở Việt Nam không quản lý được mà chỉ hạn chế phần nào. Vì vậy khi người sử dụng mạng mà khai thác thông tin trên mạng sẽ thấy rất đa dạng, phong phú và đa chiều. Cùng một vấn đề hay cùng một sự kiện sẽ có nhiều quan điểm cá nhân trình bày và họ đưa lên mạng cùng với nhiều hình thức khác nhau. Cũng có thể là các quan điểm cá nhân do trình độ của chủ thể mà chưa phân biệt được đúng, sai cũng đưa ra ý kiến của mình rồi tải lên mạng; đặc biệt là các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng không gian mạng để đưa ra quan điểm của họ, thông tin họ đưa lên mạng có thể phản ánh sai lệch một phần hoặc toàn bộ về một sự kiện nào đó, nhất là các sự kiện chính trị cho nên chúng cố tình tìm mọi lý do để bôi nhọ lãnh tụ, xóa bỏ hệ thống quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta. Nên khi người sử dụng mạng dù cố tình hay vô tình tiếp xúc với thông tin này trên không gian mạng mà không có trình độ chuyên môn, lập trường của người cộng sản chân chính thì rất dễ rơi vào quan điểm duy tâm, siêu hình, phản động, sẽ tin và làm theo các cá nhân, tổ chức phản động.
Thực tế cho thấy, nếu người khai thác và sử dụng thông tin trên không gian mạng thiếu kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, sẽ rất khó phân biệt được thật - giả, đúng - sai, thậm chí trở thành người chia sẻ thông tin sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên mạng một cách không chủ đích. Với tính năng tương tác cao và tiện ích cho người sử dụng, nhất là sử dụng mạng theo từng lĩnh vực mà cộng đồng sử dụng mạng quan tâm thì những thông tin sai trái, thù địch, cơ hội chính trị không những không được vạch trần, ngăn chặn, trái lại có thể còn được lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng. Chính sự lan truyền nhanh chóng đó tạo ra một cơn “sốt” trên mạng xã hội, có sức thu hút lớn đối với rất nhiều người quan tâm. Chẳng hạn, vào tháng 6 năm 2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thảo luận về Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc trong khi Quốc hội đang xem xét thông qua thì các thế lực thù địch, phản động lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân ta xuyên tạc Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là bán đất cho Trung Quốc, thông qua các hình ảnh tập trung đông người, chúng tuyên truyền, lan truyền trên không gian mạng đã lôi kéo một số lượng không nhỏ quần chúng nhân dân nhẹ dạ, cả tin tham gia biểu tình đập phá trụ sở ở một số địa phương phía nam.
Do vậy, cần phải nắm chắc đặc điểm của thông tin và các tư tưởng phản động, sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng để nhanh chóng có nội dung, hình thức và biện pháp đấu tranh, xử lý kịp thời có hiệu quả, góp phần làm thất bại chiến lược Diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.


FACEBOOK PHẢN ĐỘNG MANG TÊN NHẬT KÝ YÊU NƯỚC


(https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1)
Hồng Quân
Facebook là mạng xã hội mở cho phép bất cứ ai có tài khoản mail điện tử hoặc số điện thoại là có thể mở một tài khoản facebook cho mình. Hiện ở Việt Nam đa số người sử dụng internet đều sử dụng một hoặc nhiều tài khoản mạng xã hội với các mục đích khác nhau. Cơ bản các tài khoản chấp hành nghiêm luật an ninh mạng và có tinh thần xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước. Chẳng hạn một số tài khoản đăng bài, chia sẻ bài có nội dung tích cực nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước thu hút đông đảo người theo dõi, chia sẻ như trang Nhật ký yêu nước có  địa chỉ đường link là: https://www.facebook.com/nhatkyyeunuocvietnam. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động tìm mọi cách giả mạo, giả danh lấy tên tài khoản trang Nhật ký yêu nước có địa  chỉ đường link là: https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1. Cùng tên Nhật ký yêu nước nhưng một tài khoản thì đúng là yêu nước, còn một tài khoản thực chất là phản động, là “bán nước”. Ở tài khoản https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1, các thế lực thù địch thường xuyên đưa thông tin xuyên tạc, sai lệch kích động và chia rẽ khối đoàn kết các tổ chức và giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Do vậy, trong quá trình tham gia mạng xã hội, đọc và chia sẻ thông tin chúng ta cần hết sức tỉnh táo để không bị lôi kéo, tác động và đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch mặt rõ các tài khoản phản động góp phần làm thất bại các âm mưu của các thế lực thù địch./.

LUẬN ĐIỆU PHẢN ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/06), đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đăng bài "Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam", sau khi bài đăng tải, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã tán phát nhiều bài viết với nội dung xuyên tạc, phủ nhận giá trị Chủ nghĩa Mác-Lênin; bôi nhọ nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam, trực tiếp là đồng chí Võ Văn Thưởng. Đối tượng điển hình như: Nguyễn Đình Cống với bài "Ngụy biện của Ông Võ Văn Thưởng"; Mạc Văn Trang với bài "Thưa anh Võ Văn Thưởng"; Thanh Trúc với bài "Lãnh đạo Việt Nam lộ rõ lo sợ đối với mạng xã hội".
Thực chất nội dung các bài viết của những đối tượng trên là nằm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, các luận điệu ấy cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật, tìm cớ để lợi dụng bôi nhọ cán bộ, đảng viên dần dần làm mất uy tín của Đảng đối với nhân dân, đi đến hạ bệ vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Những luận điệu ấy nó sai trái với lịch sử cách mạng Việt Nam.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng cả thời kỳ giành, giữ chính quyền và công cuộc xây dựng, phát triển Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Thế nhưng các thế lực thù địch thường xuyên tung ra những luận điệu sai trái nằm trong chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam, hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, các thế lực thù địch chú trọng tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bên cạnh những hoạt động như tác động, chuyển hóa; thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nội bộ Đảng thì một mũi tấn công trọng yếu, thường xuyên được các thế lực thù địch tiến hành thời gian vừa qua là đẩy mạnh hoạt động phá hoại tư tưởng với nhiều luận điệu "tấn công trực diện" vào vai trò lãnh đạo của Đảng, vào vai trò của cán bộ cáp cao...
Mục đích của các thế lực thù địch là thông qua các luận điệu sai trái để tác động nhằm thay đổi nhận thức, niềm tin của các tầng lớp nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên vào vai trò lãnh đạo của Đảng, từ đó lôi kéo họ vào con đường chống đối lại Đảng, hình thành nên các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập tại Việt Nam, tiến tới cơ chế thiết lập đa nguyên, đa đảng. Nnhững luận điệu này không mới, song chúng cứ giao giảng làm cho những ai nhẹ dạ, thiếu hiểu biết thì sẽ bị mắc mưu, vô tình tiếp tay cho chúng dẫn đến sai phạm.
Chúng ta thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vừa tuân theo quy luật chung, vừa tuân theo quy luật đặc thù của Việt Nam, giải quyết được cuộc khủng khoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cả dân tộc ta chìm trong cảnh lầm than nô lệ của thực dân Pháp. Nhiều phong trào yêu nước đã xuất hiện như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, Yên Bái... nhưng lần lượt thất bại. Tiếp đến việc tìm kiếm con đường cứu nước của các chí sĩ tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...đều rơi vào bế tắc.
 Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân đưa cách mạng nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh quốc tế và khu vục có nhiều biến động khó lường, nhưng thành quả 30 năm đổi mới của chúng ta thu được nhiều thành tựu chứng minh cho sự lãnh đạo của Đảng là sáng suốt, phù hợp với điều kiện và tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh và trừng trị đích đáng những kẻ chống đối Đảng, Nhà nước, phá hoại sự nghiệp cách mạng do nhân ta xây dựng; mặt khác, phải tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của chúng nhằm đập tan mọi sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam.        P.C



KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CHỐNG PHÁ QUAN HỆ VIỆT NAM TRUNG QUỐC



Trên trang blog Điếu Cày(Nguyễn Văn Hải), ngày 21/06/2019, đối tượng Nguyễn Đình Cống đã tán phát bài "Tứ hảo -Thập lục kim tự một số ngụy biện về quan hệ với Trung Quốc", nội dung xuyên tạc, bôi nhọ chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, nhất là trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, nhằm phá vỡ những quan hệ tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã gắn bó xây dựng có bề dày lịch sử, đồng thời kích động kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối Đảng, Nhà nước ta.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, nhất là sự giúp đỡ sâu sắc của Trung Quốc với cách mạng Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân trước đây cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Bởi vậy, tình cảm hữu nghị giữa hai nước đã được xây dựng qua nhiều thế hệ, trở thành tài sản quý báu của hai dân tộc. Tuy trong lịch sử quan hệ hai nước cũng có trải qua thăng trầm, nhưng quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp cơ bản là dòng chảy liên tiếp đã được chứng minh bằng việc làm thực tế. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác hai bên cùng có lợi với Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Thế nhưng những ngày gần đây các tổ chức phản động và các thế lực chống đối sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta ở trong và ngoài nước đã dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ sự hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc với chiêu trò: Việt Nam muốn giữ gìn độc lập chủ quyền "phải tẩy chay người Trung Quốc", "phải tẩy chay hàng hóa Trung Quốc", "phải chống Trung Quốc"...được phát tán trên mạng xã hội, trên một số trang báo điện tử trong nước, nhất là blog Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) có những hành vi phản động nói sai đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam với Trung Quốc, tẩy chay tàu cộng, kích động nhân dân biểu tình, đập phá ở các khu công nghiệp liên doanh Việt Nam với Trung Quốc... Những tư tưởng, quan điểm đó thực chất là xuyên tạc, chống lại đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, chống phá tình cảm hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc, cổ súy cho chủ nghĩa cực đoan dân tộc, kích động bạo lực, chiến tranh hận thù dân tộc.
Những tư tưởng, hành động cực đoan, quá khích, kích động biểu tình là giả danh "yêu nước", giả danh "bảo vệ tổ quốc; bảo vệ chủ quyền" thực chất là làm suy yếu đất nước từ bên trong, mất đi sự ủng hộ từ bên ngoài do quan hệ hợp tác, hữu nghị đem lại, làm mất đi một hình ảnh Việt Nam thanh bình, điểm đến an toàn hấp dẫn trong mắt bè bạn quốc tế...vì thế, càng khó khăn thêm cho chúng ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Khó khăn trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc dẫn đến thiệt hại về kinh tế của chúng ta.
Thực chất các luận điệu trên của các tổ chức phản động và các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam là một trong những thủ đoạn trong chiến lược "diến biến hoà bình" hòng làm mất ổn định chính trị- xã hội, làm cho nhân dân nghi ngờ Đảng, Nhà nước về chính sách ngoại giao, làm mất uy tín của Đảng dẫn đến phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta...Vì vậy, chúng ta kiên quyết trừng trị thích đáng với những kẻ chống đối đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và lên án, đấu tranh với những luận điệu sai trái, đồng thời phải tích cực, chủ động, sáng tạo trong giáo dục quần chúng nhân dân có ý thức, tinh thần cảnh giác cao, không bị chúng lôi kéo, mua chuộc hoặc vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam.    P.C




ĐẤU TRANH, NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG



Tiên Phong
          Trước thềm Đại hội XIII, các thế lực thù địch thường xuyên rêu rao các luận điệu chống phá Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Một trong những nội dung mà Đảng cần thực hiện đó là: Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.  Tại Đại hội XII, Đảng ta chỉ rõ: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém về phẩm chất và năng lực; thiếu tính chiến đấu và tinh thần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng; một số ít biểu hiện bất mãn, mất lòng tin, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng… Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng, vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”.
          Trong những năm qua, chúng ta đã đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Thế nhưng, tình hình và kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng không đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh từ những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng trở thành những vấn đề bức xúc của xã hội, đang làm giảm sút năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, suy giảm uy tín, thanh danh của Đảng, ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Đại hội XII đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Đảng ta khẳng định: Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới, vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng nhưng những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Đại hội XII nhấn mạnh một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc. Cùng với chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế khuyết điểm, Đại hội XII đã xác định nhiệm vụ cấp bách của công tác xây dựng Đảng hiện nay là kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.
          Đại hội XII khẳng định đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên thực sự là vấn đề cấp bách đối với sự mất còn của Đảng, của chế độ. Đây không chỉ là sinh hoạt chính trị thường xuyên nhằm quán triệt, triển khai nghị quyết Trung ương theo chế độ quy định mà còn với ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt như một đợt “chỉnh huấn”, “chỉnh Đảng” mà Đảng ta và Bác Hồ đã tiến hành trước đây.


CHIÊU BÀI TUYỆT THỰC CỦA ĐÁM DÂN CHỦ CUỘI



Tiên Phong
          Mới đây, trên trang Bauxite Việt Nam, Hòa Ái (RFA) lại rêu rao thông tin Trương Minh Đức và bè cánh dân chủ đã “tuyệt thực” 16 ngày nhằm phản đối sự ngược đãi trong Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An. Cái chiêu trò Tuyệt thực là bài ca muôn thuở, cũ rích của các đối tượng tự tung hô là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” đang đấu tranh cho “dân chủ” ở Việt Nam.  Đằng sau thông tin đó là sự xuyên tạc thực trạng đất nước, bóp méo việc thực hiện chế độ trong các trại giam nhằm gây sức ép cho các cấp chính quyền và kích động chống Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
          Thực tế đã cho thấy, các “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” này tự cho mình quyền được hưởng những đặc quyền, đặc lợi hơn những phạm nhân phạm các tội liên quan đến trật tự xã hội. Khi không được đáp ứng những yêu sách, các đối tượng này lại giở trò hề tuyệt thực và tìm cách lu loa ra bên ngoài nhằm gây sức ép cho chính quyền. Đây là một hành động thể hiện sự coi thường pháp luật và sự ngoan cố của các đối tượng chống đối. Trương Minh Đức cũng không ngoại lệ, trước đó y đã bị bắt giữ, xét xử và kết án với bản án 12 năm tù giam, 3 năm quản chế với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cùng những đồng bọn khác như Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn,… trong Hội anh em dân chủ.
          Tội phạm của y và đồng bọn là hết sức rõ ràng và được xét xử nghiêm minh, công khai theo đúng pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, với bản chất của những nhà dân chủ cuội, Trương Minh Đức và đồng bọn khi đã sa cơ, thất thế không còn trực tiếp thực hiện các hành động gây hấn, xúi giục, kích động chống đối chính quyền đã tìm cách để đánh bóng tên tuổi, vớt vát thêm tiền bố thí của các thế lực thù địch, phản động thông qua hành động tuyệt thực.



PHẠM TRẦN – SỰ ỒN ÀO NHƯ ONG VỠ TỔ



Tiên Phong
           Phạm Trần – cái tên không còn xa lạ, được ví như "con ong vỗ tổ", gần đây có bài viết kích bác ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, nói bừa rằng có vẻ vang gì mà “ồn ào như ong vỡ tổ” về ngày Báo chí gọi là cách mạng lần thức 94, xuyên tạc, phản đối Dự án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, cho đó là sự bóp nghẹt báo chí, sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
          Có lẽ không ai còn xa lạ với Phạm Trần bởi những bài viết xuyên tạc, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam trên mạng xã hội. Bài viết nêu trên là sự phản đối, xuyên tạc chủ trương phát triển, quản lý báo chí của Đảng, Nhà nước. Dự án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí nêu rất rõ chức năng, sứ mệnh xã hội của báo chí: “Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Mục đích của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí là: “Phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt, theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo sự đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam”.
          Phạm Trần đã cố tình bóp méo, xuyên tạc quan điểm, mục đích đúng đắn của Dự án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí ở Việt Nam, y cho rằng “việc Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí chỉ nhằm giúp Đảng kiểm soát tuyệt đối và độc quyền hơn để kéo dài lãnh đạo độc tôn và độc tài”. Ở đây, cần phải nói rõ rằng sự phản đối ồn ào của Phạm Trần và đồng bọn không đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của các nhà báo và của độc giả trong và ngoài nước. Cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”, “nhà báo độc lập” chỉ là vỏ bọc che đậy âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, phá hoại sự ổn định chính trị, xã hội của Họ.
          Bài viết của Phạm Trần không chỉ thể hiện thái độ thiếu thiện chí, mà còn cho thấy Phạm Trần đã tự đặt liêm sỉ sang một bên  để thực hiện ý đồ xấu. Ý kiến phản đối, xuyên tạc của Phạm Trần vẫn là tiếp tục cố tình dấn sâu hơn trên con đường tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến công vào đường lối và chủ trương, chính sách ích nước, lợi dân của chế độ xã hội, làm băng hoại hệ thống giá trị văn hóa, làm tha hóa con người, làm lệch hướng của Việt Nam trên con đường phát triển. Bởi vậy, mỗi người cần hết sức cảnh giác để không mắc mưu các thế lực thù địch gây chia rẽ đoàn kết giữa Đảng với Nhân dân nhất là với các nhà báo, các văn nghệ sĩ.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

CHÚNG TA HÃY LUÔN NHỚ RẰNG


- Bàn phím cứng không thể phá hủy xe tăng địch.
- Màn hình sáng lóa không thể dùng để chiếu mù mắt quân địch,
- Miệng lưỡi hô hào không thể làm địch điếc tai mà chết, 
- "Chém gió" không thể tạo thành giông bão nhấn chìm tàu chiến địch,
- Biểu tình tuần hành đông đảo không thể dẫm chết quân địch.
Do đó, chúng ta hãy tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta. Hãy tin tưởng tuyệt đối truyền thống:
TRUNG VỚI ĐẢNG, HIẾU VỚI DÂN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU HY SINH VÌ ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA TỔ QUỐC, VÌ CNXH. NHIỆM VỤ NÀO CŨNG HOÀN THÀNH, KHÓ KHĂN NÀO CŨNG VƯỢT QUA, KẺ THÙ NÀO CŨNG ĐÁNH THẮNG của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
CHÚNG TA KIÊN QUYẾT KHÔNG ĐỂ LÒNG YÊU NƯỚC CỦA MÌNH BỊ LỢI DỤNG.
#CPĐ #TTTTCPĐ #thông_tin_chống_phản_động