Nam Lý
1. Nguồn gốc, xuất sứ của khái niệm "Tù
nhân lương tâm"!
Là tổ chức phi chính phủ (NGO) do
luật sư người Anh là P.Bennenson thành
lập năm 1961. Dưới chiêu bài dân chủ và nhân quyền, một tổ chức có tên là
"Ân xá quốc tế" (viết tắt tên tiếng Anh là Al - Amnesty
International) không giấu giếm tham vọng khi xác định mục tiêu hoạt động như:
giải phóng moi tù nhân lương tâm; giúp đỡ những người tìm chỗ nương náu chính
trị; hợp tác với các tổ chức cùng mục đích nhằm chấm dứt vi phạm nhân quyền. Và
trong quá trình đó, "tù nhân lương tâm" là yếu tố thường xuyên được
xử dụng làm khái niệm công cụ để bao biện, bảo vệ một số người vi phạm luật
pháp ở các quốc gia.
Trước khi thuật ngữ "tù nhân
lương tâm" được sử dụng thì trước đây người ta thường sử dụng thuật ngữ
"tù nhân chính trị", nhưng do thực tế "sử dụng" không phù
hợp. kém hiệu quả, cho nên Al "nghĩ ra" một khái niệm mới đó là
"tù nhân lương tâm". Có thể
thấy rõ rằng, tổ chức "Ân xá quốc tế" đã không thực tâm hướng tới
nhân quyền. Về thực chất, nhân quyền chỉ là bình phong, là nhãn hiệu mà Al tự
gắn lên mình (là khái niệm không có nội hàm, không đúng với thực tế) và dựa vào
đó để đưa ra những cáo buộc tùy tiện, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ
của nhiều quốc gia nhằm thực hiện mục đích riêng của mình
2. Sự "học đòi" của lực lượng
chống phá Việt Nam khi sử dụng khái niệm "Tù nhân lương tâm"!
Bọn
phản động, các lực chống phá như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm),
Nguyễn Thị Cỏ May, Từ Thức, Nguyễn Tiến Dân, Babui...đã "học đòi",
lớn tiếng chống phá Việt Nam, đòi Việt Nam phải thả các "Tù nhân lương
tâm", có lúc còn dùng "Tù nhân chính trị"!?
Sự
thật, cái gọi là "Tù nhân lương tâm", "Tù nhân chính trị"
mà các lực lượng chống phá sử dụng chính là cổ súy, bênh vực cho lực lượng phản
động vì họ là "cùng hội, cùng thuyền" với các đối tượng vi phạm pháp
luật ở Việt Nam đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo đúng
pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thế mà họ đánh tráo khái
niệm, vốn là khái niệm "rỗng", khái niệm vô giá trị.
Ở
Việt Nam không có "Tù nhân lương tâm", chỉ có những đối tượng vi phạm
pháp luật thì sẽ bị trừng trị theo đúng quy định của pháp luật. Cho nên, sự "học đòi" của
lực lượng chống phá Việt Nam khi sử dụng khái niệm "Tù nhân lương tâm"
vốn là khái niệm không có nội hàm, khái niệm
không đúng với thực tế, tức là "Sai hai lần sai, sai ngay từ tiền
đề". Thì ra, sự học đòi của các lực lượng chống phá Việt Nam nó
cũng rối loạn vì họ chẳng hiểu gì, thấy "người ta nói sao, mình cũng nói
vậy", thật trớ trêu!
Không thể gọi tội phạm là tù nhân lương tâm được
Trả lờiXóaBọn phản động luôn ủng hộ tội phạm, nên chúng đã biến tội phạm thành tù nhân lương tâm
Trả lờiXóa