Những ngày gần đây, câu chuyện Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó VKSND TP Đà Nẵng có hành vi ôm hôn, “sàm sỡ” bé gái trong thang máy chung cư khiến dư luận không khỏi bức xúc. Theo những gì được báo chí đưa tin, hành vi của Nguyễn Hữu Linh có dấu hiệu của tội “Dâm ô với người dưới 16 tuổi”. Đứng từ phía dư luận, việc bức xúc với người có hành vi sàm sỡ trẻ em là điều hiển nhiên. Cơ quan điều tra hiện đang củng cố chứng cứ, làm rõ vụ việc.
Về trường hợp của Nguyễn Hữu Linh, tôi bất chợt nhớ lại án của Nguyễn Khắc Thuỷ từng gây sốt dư luận thời gian trước. Cả hai người này đều là cán bộ nhà nước, đều là đảng viên, đều đã từng đảm nhiệm vị trí quan trọng trong cơ quan mình công tác (Nguyễn Hữu Linh là cựu Viện phó VKSND TP Đà Nẵng, Nguyễn Khắc Thuỷ từng giữ vị trí Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Khi hai người này lâm vào vòng lao lý, các đối tượng chống đối, cơ hội cũng triệt để lợi dụng để xuyên tạc tình hình, chống phá chính quyền.
Thực tế cho thấy, từ khi clip Nguyễn Hữu Linh có hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy được đưa ra, trên khắp các trang mạng đều sôi sùng sục. Một làn sóng phẫn nộ đã được hình thành trên cộng đồng mạng. Thậm chí, trên thực tế, không ít người “quá khích” đã thực hiện hành vi vẽ bậy, ném chất bẩn vào nhà Nguyễn Hữu Linh.
Việc các trang truyền thông đăng tải thông tin liên quan đến vụ việc một cách chính xác, kịp thời và đa chiều đến với cộng đồng là điều cần thiết. Đồng thời, đây cũng là một nguồn quan trọng để giúp cơ quan chức năng củng cố chứng cứ, có cách nhìn khách quan về vụ việc, ngăn chặn tình trạng bao che, lấp liếm vấn đề. Tuy nhiên, ở một chiều hướng ngược lại, không ít người lại lợi dụng sự kiện này để tiến hành nhào nặn, bóp méo thông tin.
Lướt qua các trang truyền thông của các tổ chức chống đối như Việt Tân, Chân trời mới Media, RFA, v.v…, không khó để tiếp cận được các bài viết liên quan đến chuyện Nguyễn Hữu Linh. Với kiểu đưa tin một cách “lập lờ đánh lận con đen”, các đối tượng này cố tình gán ghép, tung tin vu khống bản chất của Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Ở một góc độ khác, khi nhà của Nguyễn Hữu Linh bị ném chất bẩn và vẽ bậy, trong khi các cơ quan chức năng đang tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân thì các đối tượng chống đối lại cổ suý, khích lệ cho hành động lệch lạc, vi phạm pháp luật này. Các đối tượng tung tin xuyên tạc Công an đã ném chất bẩn vào nhà của những “tù nhân lương tâm”, những “nhà dân chủ” để bao vây, cô lập họ.
Với những lập luận và liên hệ theo kiểu “dây cà ra dây muống”, các đối tượng đả kích chế độ, gây ra sự nghi ngờ trong quần chúng nhân dân, đồng thời kích động người dân thực hiện các hành vi vi phạm. Chiêu trò “lộng giả thành chân” là một trong những bài học được các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị triệt để sử dụng.
Một mặt, các đối tượng đưa ra thông tin theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen” để tạo ra các cách nhìn sai lệch so với bản chất vấn đề. Mặt khác, các đối tượng không ngừng thổi phồng những điều sai trái, biến nó thành bóng ma ám ảnh dư luận, từ đó xuyên tạc vu khống chế độ.
Trần Anh Tú
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóaMỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng.
Trả lờiXóa