Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

GIÁ TRỊ CỦA HOÀ BÌNH VÀ SỰ TRẢ GIÁ CHO CHIẾN TRANH


-Tình cảnh trẻ em cầm súng ở châu Phi và châu Á
“Bắt trẻ làm lính rất có lợi. Chúng quá trẻ nên thích khoe mẽ. Chúng nghĩ đó là một trò chơi nên lăn xả đánh nhau mà không sợ sệt gì cả”, chỉ huy của một lực lượng tham chiến ở Cộng hoà Dân chủ Congo nhận xét.
Theo một bản báo cáo công bố của Tổ chức Đấu tranh Đòi ngừng việc Sử dụng Trẻ em làm lính (CSUCS), hàng trăm nghìn đứa trẻ, kể cả những em mới 7 tuổi, đang tham gia các cuộc xung đột ở khắp nơi trên thế giới.
Lính trẻ em không chỉ rẻ mạt, dễ bị đưa ra làm vật hy sinh, chúng còn rất dễ bị “tẩy não” để trở nên hung bạo, thiện chiến và không sợ sệt gì cả. Ở Uganda, trẻ con, có đứa chỉ 6 tuổi, đã bị buộc phải đánh đập đến chết những tên tù binh có ý định bỏ trốn. Chiến tranh càng kéo dài, càng có nhiều trẻ em châu Phi bị sung vào quân ngũ làm lính trinh sát, gián điệp, lính gác, làm phu và cả nô lệ tình dục.
Một cô bé 14 tuổi người Uganda, bị lực lượng kháng chiến LRA bắt cóc về trại của họ ở Sudan, kể lại: “Chúng tôi bị chia cho những người đàn ông. Tôi phải về ở với một người vừa mới giết vợ. Ai không chịu hầu hạ những người lính của LRA sẽ bị giết ngay lập tức”. Hầu hết các quốc gia châu Phi đều cấm mộ lính dưới 18 tuổi, nhưng điều luật này không hề có hiệu lực trên thực tế.
Không chỉ ở châu Phi, châu Á đang nổi lên là một điểm nóng đứng thứ hai thế giới về tình trạng lính trẻ em, nhất là ở Afghanistan, Sri Lanka, Myanmar và Campuchia. Đặc biệt, nước Anh cũng được nêu tên trên “bảng vàng”.
Đặc biệt nhất vẫn là trẻ em ở Syria , Iraq, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi..
Lực lượng phiến quân IS đã bắt cóc và ép buộc hàng ngàn trẻ em phải cầm súng chiến đấu cho chúng một cách bất hợp pháp tại những vùng chiếm đóng..
Những đứa trẻ này thường không có cha mẹ, bị lạc cha mẹ hoặc cha mẹ đã tử vong trong các cuộc xung đột của phiến quân IS, phía IS sẽ nhận các em về nuôi và nhồi nhét, tẩy não tư tưởng cực đoan vào đầu các em.
Sau một thời gian nhồi nhét tư tưởng cực đoan và thù hận vào những đứa trẻ này, phiến quân khủng bố IS sẽ dạy các em cách thức chiến đấu và cầm súng ra trận.
Những đứa trẻ này hoàn toàn không được đi học, chúng chỉ được học những tư tưởng hồi giáo cực đoan và cách sử dụng vũ khí, các chiến thuật chiến đấu để giết người.
Sau một thời gian bị tẩy não, đầu óc của những đứa trẻ này sẽ chứa đựng đầy rẫy những tư tưởng cực đoan và sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ đánh bom liều chết, đánh bom cảm tử mà không hề tỏ ra sợ sệt.
-Và nhiều em nhỏ ở các quốc gia vẫn phải cầm súng chiến đấu
"Họ bắt tôi bắn chính người mẹ của mình"
Cộng hòa Nam Sudan được thành lập vào năm 2011 là quốc gia trẻ nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên vào tháng 12/2013, tranh chấp giữa Tổng thống Salva Kiir và Cựu Phó tổng thống Riek Machar đã gây nên cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước này.
Ngoài cảnh tang thương lan tràn trên khắp đất nước, trẻ em nơi đây còn bị bắt cầm súng chiến đấu cho lợi ích của các phe phái chính trị. Hình ảnh những đứa trẻ cầm súng nơi đây đã trở thành biểu tượng tồi tệ nhất cho cuộc nội chiến Sudan.
Mới đây, hơn 300 binh lính trẻ em đã được trả tự do bởi một nhóm quân sự tại Nam Sudan, đợt thả tự do binh linh lớn thứ 2 trong lịch sử nội chiến 5 năm của vùng đất này. Tuy nhiên, con số này là vô cùng nhỏ bé so với hơn 19.000 binh lính trẻ em đang tham gia chiến đấu tại đây.
Động thái này chỉ là một trong các chiến dịch vận động của Liên Hiệp Quốc nhằm giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng sử dụng binh lính trẻ em tại Nam Sudan. Từ khi bắt đầu đến nay, chiến dịch này đã giải phóng gần 2.000 binh lính trẻ em và hơn 10% trong số đó chưa bước qua tuổi 13.
Một cậu bé 17 tuổi, tên Christopher trong buổi lễ trả tự do trên nhớ lại mình bị bắt vào trại lính khi chỉ mới 10 tuổi. Mẹ cậu đã đến xin tên thủ lĩnh trả cậu về nhà, nhưng bọn chúng đã trao súng vào tay cậu để yêu cầu giết chính mẹ mình.
"Khi bà ấy đến, chúng bắt tôi giết chính mẹ mình hoặc tôi sẽ bị giết. Tôi chẳng có lựa chọn nào khác, tôi đã cầu Chúa tha thứ cho mình", Christopher nói với giọng đầy run rẩy.
May mắn thay, khẩu súng bị kẹt và người mẹ đã nhanh chân chạy thoát. Giờ đây khi được đoàn tụ với gia đình, cha mẹ của Christopher đã tha thứ cho cậu.
"Cuộc sống trong trại lính là vô cùng gian khổ và nếu bạn bỏ trốn, chúng sẽ tìm và bắt lại bạn một lần nữa", một cậu bé tên John, 15 tuổi, cũng trong đợt thả binh lính trên nói.
George, một binh lính trẻ em 17 tuổi khác trong đợt thả tự do thì cho biết, em bị bắt khi mới 15 tuổi. Chúng bắt em phải ăn cướp, cưỡng bức phụ nữ và bé gái và thậm chí giết người.
"Em không muốn làm những điều này nhưng nếu không thực hiện, chúng sẽ giết em", George sợ hãi khi nhớ lại.
Theo UNICEF, vấn đề khó khăn nhất hiện nay không phải là đưa những đứa trẻ thoát khỏi trại lính, mà là giúp những trẻ em đã từng làm binh lính tái hòa nhập cộng đồng. Rất nhiều trường hợp đã ly tán với người thân và không có việc làm, nơi ở. Những đứa trẻ này bị nhiễm thói bạo lực nơi chiến trường và nhiều khả năng sẽ quay trở lại chiến đấu do tự nguyện hoặc bị ép buộc.
Những nghiên cứu tại Palestine và Uganda cho thấy hơn 50% cựu binh lính trẻ em có các triệu chứng trầm cảm và rối loạn tâm lý hậu chiến, qua đó đem lại nhiều rắc rối cho cộng đồng.
-Nạn dùng lính trẻ em trên thế giới
Trên thực tế, binh lính trẻ em không xa lạ gì với những nước đang có chiến tranh, thậm chí là với giới quân sự. Ngay từ Thế chiến I và II, hàng nghìn binh lính trẻ em đã tham gia quân ngũ với vai trò hỗ trợ, trinh sát hoặc thậm chí là để làm lá chắn sống.
Với việc dễ bị đầu độc tư tưởng, binh lính trẻ em là nguồn lính rất được ưa chuộng tại nhiều quốc gia có nội chiến liên miên, thiếu hụt nguồn trai tráng trẻ. Thêm vào đó, trẻ em tại nhiều quốc gia nghèo không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhập ngũ bởi họ mong muốn có cái ăn trong quân đội.
Ngày nay, với một khẩu AK47 rẻ tiền dễ dàng được tháo lắp bởi 1 đứa trẻ 10 tuổi, binh lính trẻ em ngày càng được các nhóm vũ trang ưa thích tuyển mộ, bắt cóc.
Năm 2000, Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước ngăn chặn trẻ em tham gia xung đột vũ trang (OPAC) nhưng văn bản này không có giá trị gì mấy tại các vùng chiến sự, nhất là những nơi thiếu lính. Báo cáo của Tổ chức chống lính trẻ em (CSI) cho thấy tính đến đầu năm 2018, khoảng 46 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn sử dụng binh lính trẻ em dưới 18 tuổi kể cả hợp pháp lẫn không hợp pháp.
-Lính trẻ em ngày càng được dùng nhiều trong chiến tranh
Theo CSI, hơn 100.000 trẻ em trên thế giới vẫn phục vụ trong quân ngũ và tham chiến ít nhất 18 cuộc xung đột trên toàn cầu hiện nay. Trong đó, Châu Phi và khu vực Trung Đông chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Báo cáo năm 2004 cho thấy khu vực Châu Phi chiếm đến 40% số binh lính trẻ em trên toàn cầu.
Em Roget Kambule, 14 tuổi, đã tham gia 3 lần nội chiến tại Congo nhớ lại mình đã từng giết rất nhiều người. Khi đó em và các bạn nhỏ bị mờ mắt, chẳng còn biết cái gì là đúng sai nữa, câu chuyện là giết hoặc bị cấp trên giết.
Roget cũng cho biết: “Năm ngoái, nhóm vũ trang của em vào làng bắt được một nhóm phụ nữ mang về căn cứ, em và rất nhiều người trong nhóm đã hãm hiếp một phụ nữ mang thai là vợ của chiến binh đối lập, hành động thô bạo đã khiến cái thai bị tụt ra, khi thấy người phụ nữ còn thoi thóp, một chiến binh trẻ em khác đã dùng dao mổ bụng lôi ra 1 cái thai khác, người phụ nữ đó mang thai đôi”.
"Em đã giết người, nhưng khi bắn nhau trong rừng thì chẳng xác định được là em đã giết bao nhiêu. Rất khó để nói. Nhưng điều đó chẳng có gì to tát so với những đứa bạn em, nhiều đứa còn đánh hăng hơn em", Roget nhớ lại.
Khi mới 9 tuổi, Roget nộp đơn tham gia quân chính phủ để có cái ăn. Cậu bé được huấn luyện trong 2 tháng và chẳng hiểu vì sao mình phải chiến đấu. Những ngày tháng sau đó của cậu ngập tràn trong khói đạn, khi những đứa trẻ bị ép tấn công giành quyền kiểm soát những khu mỏ, nguồn lợi nhuận mua súng đạn của các nhóm vũ trang.
Trong "quãng đời binh nghiệp" của mình, Roget đã chiến đấu cho nhiều phe phái, thậm chí có khi đánh lại chính nhóm vũ trang đã đào tạo cậu. Điều đó chẳng quan trọng, miễn là cậu còn sống sót và có cái ăn.
Đến năm 2001, Roget và nhiều đứa trẻ khác bị cho giải ngũ khi nhóm vũ trang của cậu bị giải tán. Tuy nhiên những đứa trẻ này không được bố trí việc làm gì mà bị bỏ rơi tại một nhà kho, sống vật vờ cho đến khi được các nhân viên Liên Hiệp Quốc cưu mang.
Không riêng gì Congo, một cuộc khảo sát cho thấy 36% số trẻ em tại Angola đã tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp chiến tranh và 7% đã bắn giết một ai đó. Tại Mozambique, những đứa trẻ 6 tuổi cầm súng đứng canh các trạm gác, khu mỏ là điều không hề hiếm.
Tại một số quốc gia như Mỹ, luật pháp công nhận trẻ em 17 tuổi được tham gia huấn luyện quân ngũ nếu có sự đồng ý của gia đình. Năm 2015, Mỹ có khoảng 16.000 trẻ em 17 tuổi tham gia các trại huấn luyện như vậy. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần rất nhỏ trong số các trẻ em tham gia quân đội trên thế giới.
Do chiến tranh và việc tuyển quân, giải ngũ diễn ra phức tạp nên chưa có một số liệu thống kê chính thức nào về số trẻ em đang tham gia cầm súng trên toàn cầu. Hầu hết các con số chỉ là ước tính. Tuy nhiên, điều đáng nói là Liên Hiệp Quốc cũng như nhiều quốc gia chưa thực sự quan tâm đến cuộc sống và quyền lợi của những em nhỏ này.
Năm 2015, chưa đến 1% của khoản viện trợ quốc tế 174 tỷ USD từ Liên Hiệp Quốc được sử dụng cho việc giải cứu cũng như tái hòa nhập cộng đồng binh lính trẻ em. Bởi vậy, trong khi nhiều trẻ em hân hoan đón ngày lễ thiếu nhi 1/6, thì nhiều em nhỏ vẫn phải cầm súng liều mạng cho lợi ích của người lớn.
* Chúng ta hiểu Hoà Bình là thứ vô giá mà nhiều nơi trên thế giới đang nỗ lực để có được, họ đang phải hy sinh không những bản thân họ mà còn hệ luỵ đến gia đình, vợ con họ.. Trẻ em thay vì được sinh ra để được che trở, yêu thương, được tung tăng cắp sách tới trường thì thay vào đó các em bị đẩy khỏi gia đình, đất nước loạn lạc, bạo loạn.. Chạy trốn, đói khát và thất học.
Các e phải rời xa nhà trường, xa bố mẹ để cầm súng chiến đấu như một chiến binh, chỉ đơn giản là hoàn cảnh là miếng ăn và để được sống.. Chắc chắn các em không hiểu được tại sao mình phải giết người và vì sao đất nước mình lại phải chiến tranh. Các e chỉ là nạn nhân của chiến tranh mà thôi.
- xin gửi tới các bạn những bức ảnh thay lời kết, hơn hết để thấy CÁI GIÁ CỦA HOÀ BÌNH mà chúng ta có được như ngày hôm nay là của cha ông và thế hệ đi trước đã chiến đấu không tiếc máu xương là như thế.
Nguồn: Tổng hợp Internet
#K3

2 nhận xét: