Trần Mai Chi
Trong đó, tập trung xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử nhằm đảm bảo sự liêm
chính của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật phòng,
chống tham nhũng. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức công chức nhằm
hình thành các chuẩn mực đạo đức công vụ đúng đắn - nhân tố quan trọng để cán
bộ, công chức miễn dịch với tệ tham nhũng bằng cách đề cao giá trị đạo đức, đề
cao sự tự rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ, công chức; khuyến khích và tôn vinh
sự hướng thiện vì lý tưởng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước của cán bộ, công
chức; khắc phục thói vô cảm, ích kỷ, vụ lợi trong khi thực hiện công vụ đáp ứng
nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân... Đây là một công việc
thường xuyên, liên tục, lâu dài; phải tiến hành một cách toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực; kết hợp giáo dục, tự giáo dục, xây và chống. Ngoài ra, cần phải
đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo
đảm cuộc sống cho cán bộ, đảng viên, công chức để góp phần phòng, chống tham
nhũng. Kiên quyết, kiên trì xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng;
cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng. Thực hiện công khai hoá quá
trình tuyển chọn, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức. Trong công tác bố trí,
sắp xếp cán bộ, phải chấm dứt ngay tình trạng cơ cấu tùy tiện, thiếu dân chủ,
mang tính áp đặt từ trên xuống dẫn đến hiện tượng cục bộ, bè phái, phe cánh,
mất đoàn kết nội bộ trong các tổ chức đảng, chính quyền.
Đấu tranh với
nạn tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, lâu dài, nhưng nó
là bức xúc, sống còn đối với sự nghiệp xây dựng đất nước và đòi hỏi quyết tâm chính
trị rất cao mới thực hiện được. Nếu không đẩy lùi được “quốc nạn” này thì sự
chệch hướng, mất vai trò lãnh đạo của Đảng không còn là nguy cơ nữa. Do đó,
việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp nêu trên sẽ là giải pháp quan
trọng trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta trong
điều kiện hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét