Công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội của chúng ta luôn bị các thế lực
thù địch chống phá bằng mọi phương thức, thủ đoạn, trong đó chúng tập trung
chống phá Đảng, Nhà nước ta về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, thúc đẩy
nhanh quá trình "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội
bộ nước ta, tăng thêm mầm mống của nguy cơ tự sụp đổ từ bên trong.
Sự chống phá đó cùng với mặt trái cơ chế thị trường đã tác động xấu
đến một bộ phận cán bộ, đảng viên tha hóa biến chất: " Tham nhũng lãng phí
vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra
trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành"[1].
Tham nhũng là hành vi của người có chức quyền, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đó để vụ lợi. Về bản chất tham nhũng chính là tha hóa quyền lực để thực hiện
lợi ích cá nhân hoặc của một nhóm người làm phương hại đến lợi ích cá nhân
khác, của tập thể và xã hội.
Quyền lực của đảng, nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân để thay
mặt Đảng, nhà nước điều hòa các lợi ích khác nhau, để duy trì ổn định trật tự xã
hội. Quyền lực nếu giao cho các cá nhân có nhân cách tốt thì nó là công cụ hữu
hiệu để tập hợp lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng một xã hội tốt
đẹp; ngược lại nếu giao cho các cá nhân kém về nhân cách và không có cơ chế
kiểm soát chặt chẽ quyền lực thì quyền lực đó bị các cá nhân làm phương tiện để
tham ô, tham nhũng. Thực tế có những cán bộ, đảng viên lúc chưa có quyền lực
thì tốt, nhưng khi đã được trao quyền lực trong tay thì dần dần trở thành hư
hỏng, tha hóa, biến chất, thậm chí đến mức phản bội lại quần chúng, nhân dân.
Khi tham nhũng quyền lực trở thành phổ biến, các loại quyền lực bị
lạm dụng, trở thành bao biện cho lợi ích các nhóm, không còn vai trò điều hòa
lợi ích xã hội, sẽ dẫn đến mất ổn định xã hội đe dọa sự tồn vong của đảng, nhà
nước, chế độ.
Tác hại của tham nhũng và thực tế tham nhũng đang diễn ra một cách
nghiệm trọng, đảng ta đã kịp thời ra Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, và Trung
ương 4 khóa XII để chấn chỉnh những sai phạm của cán bộ đảng viên. Quốc hội ban
hành luật phòng, chống tham nhũng, chiến lược quốc gia về phòng, chống tham
nhũng, nghị định về minh bạch tài sản, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc chống
tham nhũng... Sự kiên quyết phòng, chống tham nhũng của Đảng; thực hiện không
có vùng cấm trong Đảng, đúng như nhận định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Lò
đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy. Đây là câu nói hình ảnh về chống
tham nhũng, dù khó đến đâu, dù ở cương vị nào mà tham nhũng thì Đảng cũng kiên
quyết, kiên trì làm bằng được. Điều đó đang thành hiện thực, khi một số cán bộ
ở cương vị đứng đầu cơ quan, quan trọng khi tham nhũng hoặc vi phạm kỷ luật
đảng đều bị tiến hành xử lý, qua đó tạo ra dư luận tốt trong nhân dân đối với Đảng.
P. C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét