Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH PHÊ PHÁN TÍNH CHẤT PHẢN KHOA HỌC CỦA CHỦ NGHĨA CƠ HỘI, XÉT LẠI HIỆN NAY


Niềm Tin
Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại là hoạt động có tính tích cực, tự giác, vừa phải tuân thủ các nguyên tắc, vừa phải có trí tuệ  và có phương pháp khoa học. Do đó, việc nhận diện và đấu tranh phê phán tính chất phản khoa học được ẩn chứa bên trong những luận điểm của chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện nay là vấn đề có tính nguyên tắc, điều kiện cơ bản của đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện nay.
Dù xuất phát điểm và hình thức biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét lại có thể khác nhau, nhưng bản chất vẫn là chủ nghĩa duy tâm, siêu hình được ẩn dấu khá tinh vi, thậm chí còn là giả danh mácxít, cho nên nhận diện và  đấu tranh phê phán với chủ nghĩa cơ hội, xét lại có tính phức tạp hơn loại công khai đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo đó, việc nhận diện và đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại trước hết là phải chỉ ra bản chất duy tâm, siêu hình của nó. Để có thể thực hiện được mục đích, nhiệm vụ đó phải đứng vững trên lập trường triết học mácxít bằng cách luôn khẳng định, chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học, lý luận duy nhất bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng nước ta hiện nay để  đoạn tuyệt với những trào lưu tư tưởng khác xâm nhập và tự nảy sinh.
Ở phương diện bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản cần quán triệt luận điểm của V.I. Lênin về : “ Không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể nào giữ vững được sự thống trị của mình và do đó cũng không thể nào hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất”[1]. Theo đó, chỉ có đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản thì  mới vạch rõ và chỉ ra được bản chất duy tâm, siêu hình của chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện nay. Dựa chắc vào bản chất không thay đổi của nó để tìm hiểu cách thức ẩn dấu dưới một hình thức cụ thể ở từng nội dung, luận điểm. Giữa tri thức lý luận và bản lĩnh chính trị quan hệ hữu cơ với nhau, nhưng không đồng nhất. Cần tạo sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt này trong một chủ thể thì đấu tranh, phê phán chủ nghĩa cơ hội, xét lại mới có hiệu quả. Trong lịch sử, có những người có tri thức về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng lại đứng về chủ nghĩa cơ hội, xét lại. V.I. Lênin đã chỉ ra trường hợp về Plêkhanốp là một trong những người hiểu biết và có công truyền bá chủ nghĩa Mác vào Nga, nhưng vẫn không phải là người mácxít, không có bản lĩnh chính trị, lý tưởng của Đảng Cộng sản. Ở nước ta, hiện tượng Bùi Tín cũng tương tự như vậy. Bùi Tín vốn là người có trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng quay lưng lại chống Đảng, chống dân tộc biểu hiện khá rõ chủ nghĩa cơ hội ở phương diện này.
Nhận diện và đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại phải vận dụng lời dạy của V.I. Lênin để xây dựng tiêu chí nhận biết người mácxít và giả danh mácxít hiện nay. V.I. Lênin chỉ rõ: “Kẻ nào chỉ thừa nhận đấu tranh giai cấp không thôi, thì kẻ đó vẫn vẫn chưa phải là một người mác - xít, kẻ ấy có thể vẫn chưa thoát ra khỏi  khuôn khổ tư tưởng tư sản và chính trị tư sản. Đóng khung chủ nghĩa Mác trong thuyết đấu tranh giai cấp là cắt xén, xuyên tạc chủ nghĩa Mác, thu nó lại thành cái mà giai cấp tư sản có thể chấp nhận được. Chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mác - xít….Chính phải dùng viên đá thử vàng ấy mà thử thách sự hiểu biết thật sự và thừa nhận thật sự chủ nghĩa Mác”[2]. Viên đá thử vàng ấy hiện nay ở nước ta là  khẳng định sự độc tôn lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; thừa nhận Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng kim chỉ nam cho hành động,v.v, là hoàn toàn đúng đắn. Phải dùng các tiêu chí ấy để nhận diện ai là người mácxít chân chính và kẻ giả danh mácxít; kẻ khoác áo chủ nghĩa Mác chống Mác và đấu tranh, phê phán mới cụ thể và thắng lợi. Hiện nay cũng có nhiều người tự cho mình là người mácxít và đưa ra những luận điểm phản động được trá hình rất tinh vi. Nếu không có các tiêu chí cơ bản trên thì khó nhận diện và cũng dễ dao động trước các luồng tư tưởng trái ngược nhau, thậm chí là tiếp tay cho chủ nghĩa cơ hội, xét lại một cách thiếu hiểu biết. Đồng thời, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại ở nước ta phải kết hợp giữa nghiên cứu phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với thường xuyên củng cố bản lĩnh chĩnh trị cho mỗi chủ thể thì mới có thể khắc phục sự nảy sinh và làm vô hiệu hóa sự xâm nhập chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện nay.




[1] Lê nin, toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, M, 1978, tr. 350.
[2] Sđd, tập 33, tr.42. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét