Trần Mai Chi
Nguyên tắc của nhà nước pháp quyền là lấy pháp luật làm tối thượng, không
một cá nhân nào dù là người đứng đầu quốc gia, không một tổ chức nào dù là Đảng
cầm quyền được đứng trên pháp luật và ngoài pháp luật, tất cả đều phải tuân thủ
pháp luật; mọi công dân và cơ quan nhà nước đều bình đẳng trước pháp luật. Để
đấu tranh chống tham nhũng lãng phí đạt hiệu quả cao chúng ta cần tiến hành
đồng bộ các giải pháp, trước hết cần tăng cường chức năng quản lý nhà nước
trong xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kịp
thời khắc phục những rào cản trong quá trình thực thi pháp luật về phòng, chống
tham nhũng.
Thực hiện đồng
bộ và khắc phục những mâu thuẫn, trùng chéo trong hệ thống luật pháp liên quan
đến phòng, chống tham nhũng như Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật
khiếu nại tố cáo, Luật hình sự, Luật Thanh tra, Luật kiểm toán, Quy chế dân chủ
ở cơ sở... Trong quá trình thực hiện, cần coi trọng công tác tổng kết thực
tiễn, rà soát lại toàn bộ hệ thống các chủ trương, nghị quyết của Đảng, văn bản
pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng để kịp thời phát hiện và khắc
phục những sơ hở, thiếu đồng bộ trong các văn bản, những yếu kém trong khâu
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và đề ra những giải pháp khắc phục. Đồng
thời, “tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí”[1].
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung
ương Đảng, Hà Nội, tr.213.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét