-MQ-
Vào tháng 7 năm 2017, có một tổ
chức hội mới được thành lập trái phép đó là “Hội sinh viên nhân quyền Việt
Nam”. Hội này do Trần Hoàng Phúc sáng lập với mục đích như họ tuyên truyền đó
là “có ước nguyện cải cách giảng đường và tự do học thuật ở Việt
Nam, và nhân quyền cho các sinh viên”, họ còn mời “nhà đấu
tranh” Nguyễn Đan Quế đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh làm cố vấn.
Ông ta đã đưa ra các quan điểm rất
phản khoa học như “Trước việc mọi người than
phiền, chán nản với hệ thống giáo dục, tôi ủng hộ việc thành lập Hội sinh viên
nhân quyền. Các sinh viên hiện đang đi học có thể bị áp lực nhà trường đuổi
học, nên mỗi người chọn một mã số để nhà trường và công an không biết tên. Khi
các sinh viên thành lập hội, tôi rất vui nhận lời làm cố vấn cho hội.
Theo ông ta, hội sinh viên nhân quyền và giới trí thức Việt
Nam phải lên tiếng về thực trạng nền giáo dục hiện nay: “Trong đường lối của Bộ
Chính trị, giáo dục là nhằm đào tạo công cụ cho chế độ, chứ không đào tạo con
người. Giảng viên thì giả vờ dạy, còn sinh viên thì giả vờ học. Họ là nạn nhân
của hệ thống quản lý giáo dục, trong đó cán bộ quản lý giáo dục lại là tay chân
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo, và trên cùng là Bộ Chính trị.”
Vâng, trong cái mục đích cao cả, trong
cái bối cảnh và trong những quan điểm “nhà cố vấn” Quế đưa ra bàn về nền giáo
dục Việt Nam ẩn sâu trong đó tôi thấy như một sự kích động về chính trị, và
thực sự tôi thấy rằng nó không thể xuất phát từ một động cơ trong sáng. Luận
điểm ấy bám vào một số tồn tại của nền giáo dục nước nhà mà phủ nhận hoàn toàn
tất cả mọi giá trị, thành quả mà giáo dục Đại học đã đạt được từ khi lập nước
cho đến nay.
Ông Quế ơi, ông nói “Giảng viên giả vờ
dạy, sinh viên giả vờ học” là có ý gì?. Có một điều hoàn toàn không thể phủ
nhận được rằng, các trường Đại học ở nước ta hàng năm đã đào tạo một nguồn nhân
lực có giá trị rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhiều công
trình, đề tài, sáng kiến gây tiếng vang cả trong và ngoài nước. Rất nhiều giảng
viên của các trường được nhận các giải thưởng uy tín của thế giới, nhiều sinh
viên ngay trong quá trình học đã có những sản phẩm có tính ứng dụng cao trong
thực tiễn, khi ra trường họ rất thành công trên các lĩnh vực và được các doanh
nghiệp cũng như xã hội ghi nhận. Tại các trường Đại học hiện nay đều luôn có
những hoạt động phong phú, sôi nổi, có ý nghĩa lan tỏa đầy tính nhân văn thu hút đông đảo sinh viên
tham gia. Sinh viên rất tự tin, đều luôn thể hiện tính sáng tạo trên mọi lĩnh
vực, họ sẵn sàng bày tỏ chính kiến của mình trước những vấn đề xã hội mà họ
quan tâm, họ luôn ủng hộ cái tốt đẹp và đấu tranh chống lại cái xấu. Trong
tương lai, họ lại là những người chủ của đất nước, lại cống hiến tài năng và
phẩm chất của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân
luôn coi họ là vốn quý, là nguyên khí quốc gia, là thế hệ kế cận để đưa Việt
Nam vươn lên. Đó chính là những điều mà sinh viên được dạy, được trải nghiệm ở
các trường Đại học. Vậy thì cái quan điểm trên của ông Quế đưa ra là hoàn toàn
mâu thuẫn với thực tiễn và thực sự cái gọi là “cố vấn” cho “Hội sinh viên nhân
quyền Việt Nam” chỉ là cái cớ phục vụ
cho mưu đồ chính trị của ông, đáng lưu ý hơn, nó lại do một “sinh viên đấu
tranh vì dân chủ” sinh năm 1994 sáng lập.
Các bạn sinh viên Việt Nam, hãy thực sự
tỉnh táo và có thái độ chính trị đúng đắn. Điều cần bàn ở đây là tập trung học
tập, thu nhận những kiến thức thực sự phù hợp để làm nền tảng đi tới tương lai,
gánh vác sự nghiệp mà cha ông đã để lại. Chúng ta không nên vì một số hạn chế
còn tồn tại mà tham gia vào những cái Hội rất “dớ dẩn”, không những không đem
lại quyền lợi cho bản thân mà thậm chí còn gây tổn hại cho các bạn cả về tinh
thần và tiền bạc. Đó mới chính là điều chúng ta cần hướng tới lúc này!
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét