Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

 HH

Văn hóa học đường là một nội dung quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức-trí-thể-mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân. Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu: Phát triển toàn diện con người Việt Nam, khơi dậy lòng tự hào, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống và làm việc hiệu quả. 

Do đó, văn hóa học đường chính là nền tảng để rèn luyện, hoàn thiện những phẩm chất tốt cho thế hệ trẻ. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định vai trò quan trọng của văn hóa, “lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”; phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Tinh thần của Nghị quyết càng khẳng định thêm vai trò của nhà trường, văn hóa học đường trong việc bồi dưỡng, xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam vừa có những năng lực, phẩm chất mới, vừa giữ được giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là nhiệm vụ cấp bách và rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống, xã hội; trong đó có giáo dục và đào tạo.

Trong những năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhà trường và xã hội quan tâm và có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên, nhà giáo có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử trên bình diện xã hội và môi trường học đường. Ở một số địa phương, công tác xây dựng văn hóa học đường chưa được triển khai một cách đồng bộ, có chiều sâu; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể trong trường học chưa thực sự chặt chẽ; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở một số nơi còn bất cập, thiếu hấp dẫn. Để kịp khắc phục những hạn chế nêu trên và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 1/6/2022 về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội cùng vào cuộc với các nhiệm vụ cụ thể để chung tay xây dựng văn hóa học đường.

Ngày 02/6/2022, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Nguyễn Nam với bản chất xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng khuyết điểm, đã tán phát tài liệu “Bạo lực học đường là trách nhiệm của giáo dục hay Công an”, nội dung xuyên tạc Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng chính phủ về “Tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường”; vu cáo Chính phủ ban hành Chỉ thị trên “không khác gì coi trường học là nhà tù”, giáo dục theo hình thức “pháp trị chứ không phải đức trị”; khoét sâu vào những vụ bạo lực học đường trong thời gian gần đây, gây tâm lý bức xúc trong dư luận. Bởi vậy, chúng ta cần nhận thức rõ bản chất của sự việc, kiên quyết đấu tranh với việc xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng khuyết điểm này./.

1 nhận xét:

  1. Cần phải xử lý thật nghiêm bọn phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước

    Trả lờiXóa