Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2022

Bản chất phản khoa học đối lập với tinh thần Cách mạng tháng Mười của Chủ nghĩa dân túy ở Nga

HP

Vào cuối thế kỷ XIX, ở Nga, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được sử dụng để chỉ trào lưu xã hội theo chủ nghĩa không tưởng mang tính nông dân của tầng lớp thanh niên trí thức nước này. Những người sáng lập ra chủ nghĩa dân túy ở Nga là Ghéc-xen, Chéc-nư-sép-xki. Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, những nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa dân túy Nga là Ba-cu-nin, Láp-rốp, Mi-khai-lốp-xki. 

Đặc trưng của chủ nghĩa dân túy ở Nga lúc này là tư tưởng dân chủ nông dân, mơ ước chủ nghĩa xã hội với hy vọng bỏ qua chủ nghĩa tư bản, cho rằng có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công xã nông thôn và lấy giai cấp nông dân (do trí thức lãnh đạo) là động lực chính của cách mạng. Những năm 1870 - 1880, chủ nghĩa dân túy có vai trò tích cực trong đấu tranh chống Nga hoàng, nhưng về sau nó gây trở ngại cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Nga, vì nó chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa vào nông dân và công xã nông thôn, phủ nhận sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga, phủ nhận vai trò cách mạng và lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản, khẳng định chủ nghĩa tư bản có thể đi vào đời sống nhân dân mà không làm cho nông thôn phá sản, không bóc lột nông dân lao động. Chủ nghĩa dân túy ở Nga khi đó đưa ra những chương trình cải cách nhỏ, không đụng chạm đến kinh tế của phú nông, coi mâu thuẫn giai cấp ở nông thôn là tầm thường, mà một nhà nước bình thường của dân cũng có thể dễ dàng khắc phục.

Theo V.I. Lê-nin, thực chất của chủ nghĩa dân túy ở Nga khi đó là thái độ thỏa hiệp với Nga hoàng, là từ bỏ cuộc đấu tranh chống chế độ Nga hoàng, hy vọng Chính phủ Nga hoàng đứng trên các giai cấp và có khả năng cải thiện đời sống của nông dân. Do đó, V.I. Lê-nin nhấn mạnh, muốn đem chủ nghĩa Mác kết hợp với phong trào công nhân Nga, muốn thành lập chính đảng mác-xít cách mạng Nga, nhất thiết phải đập tan ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy trong phong trào cách mạng Nga nói chung và trong phong trào công nhân Nga nói riêng.

Chủ nghĩa dân túy ở Nga khi đó là tư tưởng dân chủ nông dân, mong muốn chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản, cho rằng có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công xã nông thôn và lấy giai cấp nông dân (do trí thức lãnh đạo) là động lực chính của cách mạng. Chủ nghĩa dân túy đã hoàn toàn sai lầm đã không nhận thức được lập trường không khoa học, tư tưởng tiểu nông của nông dân.

Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại trên nền tảng lý luận khoa học đã góp phân đưa cách mạng thế giới sáng kỷ nguyên mới – quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp cách mạng đó đã chỉ rõ bản chất cách mạng, khoa học của gia cấp vô sản và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản. Do vậy, việc Chủ nghĩa dân túy chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa vào nông dân và công xã nông thôn, phủ nhận sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga, phủ nhận vai trò cách mạng và lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản, khẳng định chủ nghĩa tư bản có thể đi vào đời sống nhân dân mà không làm cho nông thôn phá sản, không bóc lột nông dân lao động là hoàn toàn trái với quan điểm cách mạng tháng Mười Nga./.

1 nhận xét: