HH
Mệnh đề “Văn hoá còn thì dân tộc còn” đã nói lên tầm quan trọng và vai trò của văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, dân tộc và câu nói sâu sắc, ngắn gọn mang tính định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”! Vì thế, từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hoá và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hoá trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hoá của dân tộc; năm 1943, khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, Đảng ta đã đề ra “Đề cương văn hoá Việt Nam”, trong đó chỉ rõ “Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá)”.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, với khẩu hiệu “Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”, “xây
dựng đời sống mới”, văn hoá Việt Nam đã thực sự trở thành động lực tinh thần để
huy động tất cả mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên
chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng miền Nam thực
hiện lời kêu gọi thiết tha, sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã trở thành lẽ
sống thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam, là hồn cốt thiêng liêng của văn
hoá Việt Nam: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”; “Nước Việt Nam là một,
Dân tộc Việt Nam là một! Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không
bao giờ thay đổi!”.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã có nhiều
nghị quyết, quyết định, chỉ thị rất quan trọng để tập trung xây dựng và phát
triển văn hoá trong thời kỳ mới: Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII; Nghị quyết
Trung ương 5 khoá VIII năm 1998; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt trong Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI, Đảng
ta khẳng định: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã
hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò
chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; kế thừa những truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa
văn hóa của thế giới, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi
ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực,
lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế,
chính trị, xã hội; nhấn mạnh trọng tâm của việc xây dựng văn hóa là xây dựng
con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Trả lờiXóa