Kỳ Anh
Trong quá trình đấu tranh cách mạng phức tạp, lâu dài, ở vào những bước ngoặt lịch sử thường xuất hiện tư tưởng cơ hội về chính trị dưới nhiều màu sắc, hữu khuynh hoặc tả khuynh ở những mức độ khác nhau. Điều đó thể hiện trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi cuộc chiến đấu ở vào thời kỳ quyết liệt, đã có một số người trước sức mạnh tàn bạo của kẻ thù xâm lược, trước những hy sinh gian khổ của cuộc kháng chiến đã dao động về chính trị, không kiên định đường lối chiến tranh giải phóng miền Nam, sợ tiến hành đấu tranh vũ trang, có ảo tưởng về con đường thoả hiệp, chung sống hoà bình.
Đầu những năm 80 (thế kỷ
XX), đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc, Đảng tự phê bình
nghiêm túc và từ tổng kết thực tiễn khởi xướng công cuộc đổi mới, đưa đất nước
dần thoát khỏi khủng hoảng, phát triển đi lên. Nhưng chính lúc đất nước chuyển
vào thời kỳ mới với muôn vàn khó khăn phức tạp, có một số người miệng hô hào đổi
mới nhưng xa rời nguyên tắc, từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, tán dương phát
triển kinh tế nhiều thành phần nhưng phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước, đề cao vai trò của kinh tế thị trường nhưng coi nhẹ chức năng quản lý của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa, cổ vũ cho tư nhân hoá, tự do hoá tư sản, kêu gọi đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập... Đồng thời như một sự phản ứng lại, ở phía
kia có một số người bám giữ những quan niệm giáo điều về mô hình cũ của chủ
nghĩa xã hội, luyến tiếc cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, có định
kiến với nền kinh tế nhiều thành phần, dị ứng với cơ chế thị trường, coi nó đồng
nghĩa với đi theo con đường tư bản chủ nghĩa...
Trước thoái trào của
phong trào cộng sản quốc tế, trước sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu, họ hoang mang, mất niềm tin vào con đường mà Bác Hồ và Đảng ta
đã lựa chọn. Họ bị choáng ngợp trước những thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật
của các nước tư bản phát triển, dễ tin theo những luận điệu tuyên truyền dân chủ
tư sản.
Tư tưởng cơ hội gây nguy
hại tới sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng, kể cả bản thân vận mệnh của
Đảng. Nếu không được ngăn chặn, nó là nguy cơ làm thoái hoá biến chất Đảng về
tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống, nhất là trong điều kiện Đảng ta là đảng
cầm quyền. Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cần đấu tranh phòng ngừa và
chống tư tưởng cơ hội dưới mọi màu sắc, mọi biểu hiện.
Trước hết cần tăng cường
công tác giáo dục chính trị tư tưởng một cách chủ động, kịp thời, sắc bén, có
tính thuyết phục cao hơn nữa. Coi trọng giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, về con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn và dẫn dắt nhân dân ta phấn đấu giành những
thành tựu lịch sử to lớn. Phê phán vạch trần các luận điệu thù địch xảo trá mưu
xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc chủ nghĩa xã hội
và vai trò lãnh đạo của Đảng, cổ vũ cho "dân chủ, nhân quyền" tư sản.
Không lúc nào buông lỏng cuộc đấu tranh vạch trần bản chất sai trái, nguy hại của
chủ nghĩa cơ hội xét lại, chủ nghĩa giáo điều cũ và mới, của mọi biểu hiện mơ hồ,
dao động về chính trị cũng như lối sống cơ hội, cá nhân chủ nghĩa. Cán bộ, đảng
viên được trang bị đầy đủ về nhận thức quan điểm đúng đắn sẽ có lập trường
chính trị kiên định, vững vàng, giàu sức đề kháng trước những quan điểm tư tưởng
sai trái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét