MINH QUANG
Ba tổ chức có tín nhiệm lớn nhất thế giới về nghiên cứu, phân tích kinh tế, tài chính là Moody’s, S&P và Fitch thời gian quan đều đưa ra nhận định Việt Nam là một trong những điểm sáng trong phục hồi kinh tế toàn cầu. Theo đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức trên đồng loạt nâng mức đánh giá lên “Tích cực”; kinh tế dự báo tiếp tục phục hồi tốt, tăng trưởng ổn định và là điểm đến hấp dẫn đầu tư nước ngoài hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được cho là trung tâm của các chuỗi cung ứng đang dịch chuyển và là một trong những địa điểm sản xuất cạnh tranh nhất tại châu Á - Thái Bình Dương.
Điểm sáng mà S&P dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục làm tốt trong những
năm tới là vị thế điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á về thu hút FDI, xuất khẩu tăng
trưởng ổn định, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế đối ngoại vững chắc.
Việt Nam là quốc gia duy nhất trên
thế giới đạt được thành tích này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đánh
giá trên cũng đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện
nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế” trong công
tác điều hành của Chính phủ Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của hãng IHS Markit (Anh) cho thấy Việt
Nam nằm trong danh sách các nước dẫn đầu về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở
khu vực; đứng thứ 3 trong các thị trường mới nổi về chính sách thu hút đầu tư
vào điện gió và điện mặt trời. Hãng này nhận định, Australia, Nhật Bản và Việt
Nam đang dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Australia đứng đầu chỉ số với 89% công suất đang được
xây dựng là điện gió, điện mặt trời hoặc điện sinh khối. Xếp thứ 2 là Nhật Bản.
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực khi đưa ra biểu giá điện tốt để thu hút đầu
tư vào điện gió và điện mặt trời, tiếp theo là Hàn Quốc xếp thứ tư.
Về kinh tế số, cũng trong tháng 2, tổ chức UNCTAD công bố báo cáo cho
biết Việt Nam nằm trong nhóm 10 nền kinh tế đang phát triển có chỉ số thương mại
điện tử B2C tốt nhất khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Tây Á; đứng thứ 9 khu vực và
63 toàn cầu, tăng một bậc so với năm ngoái.
Để phát triển trong dài hạn, các tổ chức quốc tế cũng đưa ra một số đề
xuất đối với Việt Nam. Fitch Solution nhấn mạnh 4 nội dung cần chú ý: Nâng cao
trình độ, chất lượng nguồn năng lực; Nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông; Tăng
cường thu hút đầu tư chất lượng cao, chuyển giao công nghệ và tri thức; Tăng cường
kiểm soát các rủi ro thị trường tài sản.
Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế cũng cảnh báo về tác động của đợt dịch
lần thứ tư đến một số ngành, lĩnh vực của kinh tế Việt Nam, đề xuất đẩy nhanh tốc
độ tiêm chủng vaccine, tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân, các nhóm yếu
thế, tháo gỡ khó khăn hiệu quả hơn cho doanh nghiệp FDI, thuận lợi hoá hơn nữa
cho đi lại, xuất nhập cảnh đối với các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài./.
Điểm sáng mà S&P dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục làm tốt trong những năm tới là vị thế điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á về thu hút FDI, xuất khẩu tăng trưởng ổn định, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế đối ngoại vững chắc
Trả lờiXóa