Phạm Trung
Thời gian vừa qua, cả nước xôn xao về vụ việc của quân nhân Trần Đức Đô học viên Trường Quân sự Quân khu 1 tử vong. Nguyên nhân tử vong của quân nhân Trần Đức Đô đã được các cơ quan chức năng làm rõ.
Điều tra vụ
việc quân nhân Trần Đức Đô có các cơ quan chức năng: Phòng Điều tra hình sự
Quân khu 1, Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng), Cục Bảo vệ an ninh quân đội
(Bộ Quốc phòng), Viện Pháp y quân đội, Công an tỉnh Thái Nguyên và đại diện gia
đình quân nhân Đô. Tại Bản kết luận giám định pháp y về tử thi của Phòng Kỹ
thuật hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên kết luận, nguyên nhân chết của quân nhân
Trần Đức Đô là ngạt do treo cổ. Thời gian tử vong sau bữa ăn cuối cùng từ 2h
đến 3h; thời gian tử vong đến thời điểm khám nghiệm tử thi từ 6h đến 8h. Rãnh
hằn vùng cổ và sây sát da vùng cằm trái, mặt tím tái phù nề, sung huyết các phủ
tạng… do treo cổ; vết sây sát da và tụ máu dưới da vùng thái dương phải do tác
động tương hỗ với vật có bề mặt không phẳng; vết sây sát da vùng ngực (mũi ức)
và cổ tay trái do tác động tương hỗ với vật có bề mặt không phẳng; các vết sẹo
mờ hình tròn vùng hạ sườn trái và hố chậu trái là bệnh lý da. Các dấu vết sây sát trên cơ thể quân nhân Đô là do
khi treo cổ và quá trình cắt dây đưa Đô xuống để cấp cứu đã làm va quệt vào
thân cây. Quân nhân Trần Văn Hiếu, sinh năm 2002 là chú họ của Đô, là người
huấn luyện cùng đơn vị Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 và các đồng đội khác của Đô đều
khẳng định, không có hiện tượng mất đoàn kết, hành hung, quân phiệt, đánh nhau
xảy ra trong đơn vị; quân nhân Đô là người trầm tính, ít nói, không vi phạm kỷ
luật, không có mâu thuẫn với ai. Theo đó, cơ quan điều tra đủ căn cứ để xác
định không có sự việc phạm tội xảy ra, không khởi tố vụ án.
Như vậy, kết quả điều tra đã rõ. Vậy
mà, trước khi có kết quả chính thức, đã có rất nhiều luồng thông tin, hình ảnh,
video clip, tin, bài viết chưa chính xác được đăng tải, lan truyền trên
Internet, mạng xã hội... làm phức tạp tình hình. Đặc biệt, còn có những clip
được dựng lên, cắt ghép một cách công phu kèm theo những bình luận mập mờ về sự
việc hòng gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội. Trên trang facebook, ngày 29/6/2021, đối tượng Trang Lin’s phát tán bài
“Còn ai dám đi bộ đội”. Trên trang Nhật Ký Yêu Nước, ngày 29, 30/6/2021, đối
tượng Phạm Minh Vũ tán phát nhiều bài viết, trong đó có bài “Chết bởi đồng
chí”, cho rằng cái chết của quân nhân Đô là cái “chết oan”, bôi nhọ, nói xấu
các cơ quan chức năng và quân đội, kích động người dân bằng luận điệu “cho hay
không cho” con em thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thực chất của những hành động trên
là gì? Phải chăng một số đối tượng đang muốn lợi dụng vụ việc của quân nhân Đô
để chống phá quân đội, bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ”, chia rẽ quân đội với nhân dân. Do vậy, trước bất cứ sự việc
gì, mọi người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo, chờ đợi kết luận chính thức của cơ
quan chức năng, không suy diễn, hiểu sai lệch bản chất sự việc. Mọi người
dân Việt Nam tiếp tục yên tâm, tin tưởng vào pháp luật, tin tưởng
vào Quân đội, không nghe theo sự xuyên tạc, xúi giục, kích động của các
thế lực thù địch lợi dụng vụ việc để tấn công làm giảm uy
tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết “máu thịt” giữa Quân đội với nhân dân.
Luận điệu xuyên tạc này của bọn phản động hết sức trơ trẽn, vô lý và ấu trĩ; người dân không nên tin bọn chúng
Trả lờiXóa