Phạm Trung
Kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2021) là dịp để toàn thể dân tộc Việt Nam tri ân, tưởng nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng đã cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hành động tốt đẹp này là sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, là một chủ trương lớn được Đại hội XIII của Đảng đề cập tới trong xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam hiện nay: “xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.”[1].
Kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh -
Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2021) bắt nguồn từ những giá trị truyền thống “uống
nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam được
hình thành và phát triển từ lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của
dân tộc Việt Nam. Truyền thống quý báu này đã được phát triển lên một tầm cao mới khi
được kết hợp với những giá trị hiện đại trong thời đại Hồ Chí Minh.
Trong lịch sử, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền
ơn, đáp nghĩa” được biểu hiện ở lòng biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của
những người đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì nghĩa lớn của các triều đại phong
kiến Việt Nam. Đến thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”,
“đền ơn, đáp nghĩa” tiếp tục được giữ vững và phát triển lên một tầm cao mới,
biểu hiện ở lòng biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của những người đã dũng cảm
chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên
thế giới và ở Việt Nam, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp
nghĩa” tiếp tục được cụ thể hóa thành lòng biết ơn, sự tôn vinh đối với những
người ở tuyến đầu chống dịch. Những y, bác sĩ, lực lượng vũ trang đang gồng
mình trải qua những tháng ngày khắc nghiệt nhất, không sợ hy sinh, gian khổ,
làm việc không kể ngày đêm, xếp hạnh phúc của cá nhân, gia đình sang một bên để
phòng, chống dịch, bảo vệ tính mạng của nhân dân. Lòng biết ơn, sự tôn vinh đối
với những người tuyến đầu chống dịch tạo động lực tinh thần to lớn để họ tiếp
tục kiên trì bám trụ giúp cả nước chiến thắng dịch bệnh.
Quán triệt quan điểm Đại hội XIII của Đảng, kết hợp giữa
giá trị truyền thống và hiện đại, các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau nguyện
giữ vững và phát huy truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp
nghĩa”, gắn kết những giá trị truyền thống với giá trị hiện đại để luôn luôn
ghi nhớ những người đã cống hiến, hy sinh vì sự trường tồn của dân tộc, vì độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, những y, bác sĩ, lực lượng vũ trang nơi tuyến
đầu chống dịch, v.v..
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nxb CTQG, Hà Nội 2021, tr.143.
Trong lịch sử, truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa” được biểu hiện ở lòng biết ơn và ghi nhớ công lao to lớn của những người đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì nghĩa lớn của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Trả lờiXóa