HP
Gần đây với nhiều đông cơ và nguyên nhân,
có nhiều thông tin giả tạo, sai sự thật được tung lên mạng xã hội. Điển hình nhất
trên mạng xã hội:
Hình ảnh xác chết ở Myanmar, bức ảnh trên được chụp tại bệnh viện Myawaddy, nhưng một số tài khoản facebook tung tin đây là hình ảnh xác chết của bệnh nhân Covid-19 tại TP HCM;
Trưa
19/7, người đàn ông 46 tuổi tự thiêu tại đường số 2, khu phố 8, phường Trường
Thọ, TP Thủ Đức, theo điều tra, người này có giấy chứng nhận khuyết tật thần
kinh – tâm thần 2. Ông Phan Hữu Điệp Anh đã đăng bài trên Facebook cá nhân với
nội dung "bức xúc cách chống dịch Covid-19... người dân phẫn uất… tự
thiêu". Khai với cơ quan điều tra, ông Anh cho biết đã lấy thông tin vụ tự
thiêu trên mạng xã hội, sau đó viết Facebook của mình. Qua sự giải thích của cơ
quan chức năng về nguyên nhân tự thiêu, Ông Anh – bị can nói, “tôi thấy nội
dung mình đăng là không chính xác. Tôi rất ân hận về việc làm này".
v.v….
Những thông tin ác ý như trên là hành vi vô
đạo đức; gây dư luận xấu, hoang mang, tiêu cực trong đời sống nhân dân, làm rối
loạn xã hội.
Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật
trên mạng xã hội vi phạm điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Tùy theo tính chất
và mức độ, hành vi này có thể sẽ bị xử phạt tối đa 30 triệu đồng theo quy định
tại Điều 101, 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số
vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Thậm chí, hành vi vi
phạm này có thể bị xử lý hình sự, như Điều 288, Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định
với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng,
hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm.
Có thể nói, hữu ích của mạng xã hội là
không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu không biết tiếp nhận thông tin sẽ là sự sai
lầm, thậm chí là một sự nguy hại nghiêm trọng. Cần có định hướng từ thông tin
chính thống, kiểm tra chéo, không vội vàng chia xẻ thông tin khi chưa kiểm chứng.
/.
Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa