Phương Ngọc
Bằng cách đưa ra các dẫn chứng, các lập luận vô căn cứ Phạm Trần, đã xuyên tạc từ đường lối chủ trương, mục tiêu phấn đấu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra; xuyên tạc về tôn chỉ, mục đích hoạt động của nền báo chí cách mạng Việt Nam; bôi xấu, hạ thấp uy tín lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Để rồi cuối cùng với lời kết: “phồn vinh và hạnh phúc” chỉ thành hiện thực khi nào các quyền tự do và dân chủ được bảo đảm và tôn trọng trên đất nước Việt Nam. Đây cũng chính là mưu đồ cuối cùng để xuyên tạc quyền tự do và dân chủ của chế độ xã hội và người dân Việt Nam, trong bài viết: “Muốn hạnh phúc, dân phải có tự do và dân chủ” mà Phạm Trần đăng trên Danlambao.
Trong bài viết Phạm Trần
cho rằng: “Nhà nước chẳng những không cho phép tư nhân ra báo mà còn bị cấm tổ
chức đảng đối lập, lập hội, biểu tình như đã quy định trong Điều 25 Hiến pháp”.
Điều này cho thấy:
Một là, Phạm Trần phải
hiểu rằng, chế độ chính trị ở Việt Nam là chế độ một đảng cầm quyền, chỉ duy
nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam mới có quyền lãnh đạo với Nhà nước và toàn bộ hệ
thống chính trị mà thôi. Tức là, Đảng lãnh đạo cách mạng thành công, chính
quyền thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng được nhân dân uỷ quyền
thiết lập xây dựng, bảo vệ và sử dụng chính quyền thực hiện nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân và dân tộc. Vì
thế trong Hiến pháp, Nhà nước ta không cho phép tổ chức các đảng đối lập (thực
hiện đa nguyên, đa đảng) như giọng điệu “mập mờ” của Phạm Trần nêu ra.
Hai là, với luận điệu cho
rằng, Nhà nước Việt Nam cấm người dân lập hội, biểu tình. Điều này cho thấy,
Phạm Trần không hiểu biết gì về đời sống chính trị, về Hiến pháp và pháp luật ở
Việt Nam, chỉ là kẻ “ăn theo, nói leo” như bao kẻ phản bội khác mà thôi. Phạm
Trần đâu có biết: Quyền lập hội, là một trong những quyền cơ bản của công dân
Việt Nam được ghi nhận xuyên suốt trong tất cả các bản Hiến pháp, được Quốc hội
Việt Nam thông qua từ trước đến nay. Cụ thể
Điều 10 Hiến pháp năm
1946 nêu rõ, công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do
tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra
nước ngoài. Điều 25 Hiến pháp năm 1959: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà
nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các
quyền đó”. Điều 67 Hiến pháp năm 1980: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi
ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần
thiết để công dân sử dụng các quyền đó. Không ai được lợi dụng các quyền tự do
dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân”. Điều 69 Hiến pháp
năm 1992: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được
thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Và Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền
này do pháp luật quy định”
Trên thực tế, theo thống
kê của Bộ Nội vụ, đến nay cả nước có khoảng 52.565 hội, với 483 hội hoạt động
trên phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động trên phạm vi từng địa phương.
Trong đó, có 8.792 hội có tính chất đặc thù, gồm 28 hội hoạt động trên phạm vi
cả nước và 8.764 hội hoạt động trên phạm vi từng địa phương. Về phân loại, một
số hội được xác định là tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề
nghiệp và 10 hội được thành lập đảng, đoàn để lãnh đạo hoạt động của tổ chức.
Các hội còn lại được xác định là tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã
hội-nhân đạo, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự bảo đảm kinh phí hoạt
động. Ngoài những tổ chức hội có đăng ký hoạt động và được cấp có thẩm quyền
cho phép, trong xã hội Việt Nam còn tồn tại nhiều loại hội, nhóm khác nhau như:
hội đồng hương, đồng ngũ, đồng niên, đồng khóa, cho đến các hội có chung sở
thích như cổ động viên, hội chơi các môn thể thao, làm thơ, trồng trọt…
Ở Việt Nam, chưa hề có ai
ngăn cản việc các cá nhân, tổ chức thành lập hội, nhóm hay kiểm soát, hạn chế
các hội, nhóm ấy hoạt động hợp pháp, trừ phi các hội, nhóm có hành vi vi phạm
pháp luật như: các hội, nhóm giang hồ, trộm cướp, cờ bạc, hành nghề mê tín dị
đoan hoặc nguy hại hơn là chống phá Đảng, chính quyền Nhà nước, đi ngược lại
lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng hoặc xâm phạm lợi ích, bí mật của
cá nhân, tổ chức.
Với số liệu trên, chứng
tỏ tên Phạm Trần chỉ là kẻ “chuyên chọc gậy bánh xe”, “ăn theo, nói leo”, với
những giọng điệu phản động, xuyên tạc, bóp méo sự thực. Mỗi người dân Việt Nam
phải hết sức cảnh giác./.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa