Gió
biển
Hiện nay, các thế lực thù địch phản động tiếp tục rêu rao cho rằng Việt Nam vi phạm quyền con người, quyền công dân. Đây là một trong những luận điệu xuyên tạc nhằm kích động, chống phá tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Cái mà kẻ thù hàng ngày rao giảng trên các phương tiện truyền thông là hoàn toàn võ đoán, vô căn cứ. Chúng không hiểu hoặc cố tình lờ đi khi trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam sống trong vòng nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến. Chỉ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhân dân Việt Nam mới trở thành người chủ đất nước, mới có được quyền con người, trong đó quyền cơ bản nhất là được sống trong một nước độc lập, tự do, được làm chủ xã hội mới. Ngay trong Tuyên ngôn độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Tinh thần đó tiếp tục
được cụ thể hóa trong các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng, trong các bản Hiến
pháp (1946, 1959, 1980, 1992, 2013), các quyền con người ngày càng được bổ
sung, hoàn thiện. Đặc biệt trong Cương lĩnh năm 2011 khẳng định: “Nhà nước tôn
trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát
triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật
quy định”. Thể chế hóa Cương lĩnh năm 2011, Hiến pháp năm 2013 dành cả Chương
III với 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. So với các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi, bổ
sung và phát triển quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân. Nhiều văn bản pháp luật khác đều có những quy định về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Không
dừng lại ở chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước mà quyền con
người và quyền công dân còn được thực hiện ngày càng tốt hơn trên thực tế.
Người dân ngày càng phát huy vai trò quyền làm chủ của mình. Những đại biểu
được nhân dân bầu vào các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đã phát huy
tốt vai trò, trách nhiệm để nói lên tiếng nói của nhân dân thực sự là “công
bộc”, “người đầy tớ” của nhân dân. Chính điều đó đã tạo niềm tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước trong công cuộc đổi mới đi lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh nội sinh để nước ta chưa bao
giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật; nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.
Trả lờiXóa