MINH QUANG
Các kỳ họp Quốc hội là nơi đại biểu Quốc hội thay mặt cử tri và nhân dân cả nước bàn bạc, quyết sách những vấn đề quan trọng của đất nước. Đây cũng là lúc những kẻ núp bóng “dân chủ, nhân quyền” không từ mọi thủ đoạn để suy diễn, xuyên tạc. Những chiêu trò đó cần nhận diện như sau:
Thứ nhất, họ ra sức xuyên tạc vị trí, vai trò, chức năng của
Quốc hội, xuyên tạc, vu khống Quốc hội hoạt động không hiệu quả, thậm chí họ
xem các kỳ họp Quốc hội là không cần thiết, cố tình xóa bỏ những kết quả trong
hoạt động của Quốc hội. Mặt khác, phủ nhận mối quan hệ giữa Đảng với Quốc hội,
đòi hỏi Quốc hội là tổ chức độc lập. Thậm chí, họ cho rằng Đảng hoạt động ngoài
hiến pháp và pháp luật, yêu cầu phải xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp nước ta.
Thứ hai, hạ thấp uy
tín, bôi nhọ danh dự, phủ nhận những đóng góp của các đại biểu Quốc hội, nhất
là đại biểu Quốc hội giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước.
Thứ ba, lợi dụng các phiên chất vấn, trả lời chất vấn của
các đại biểu Quốc hội để cố gắng làm “méo mó”, “biến dạng” các vấn đề thảo luận
giữa các đại biểu, hướng lái, công kích dư luận theo cách diễn giải theo mưu đồ
của họ. Tìm mọi cách khoét sâu vào những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ để vu khống,
với phương châm: “Nói không thành có, đổi trắng thay đen”, lấy hiện tượng để
quy thành bản chất và quy kết đó là do những hạn chế hoạt động của Đảng, Nhà nước.
Thứ tư, sử dụng các trang mạng xã hội như: YouTube,
Facebook, … với tính năng lan tỏa nhanh tác động tiêu cực đến nhận thức nhân
dân; phát tán các bài viết, hình ảnh, video với thông tin sai lệch, trái chiều,
không đúng sự thật. Đặc biệt họ cố tình cắt ghép, pha trộn, chỉnh sửa các bài
tranh luận, phát biểu của các đại biểu Quốc hội để tuyên truyền chống phá các
hoạt động của Đảng, Nhà nước.
Vì vậy, cần nhìn nhận các vấn đề trên như sau: Trước hết,
chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: “Quốc hội
là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối
cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Quốc hội do nhân dân bầu ra, là cơ quan
nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Chỉ Quốc hội mới có quyền
thể chế ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành Hiến pháp và pháp luật, thành các
quy định chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp trong
xã hội. Quốc hội chính là cơ quan Nhà nước cao nhất, thông qua đó nhân dân sử dụng
quyền lực Nhà nước của mình. Quốc hội là nơi ý chí của nhân dân trở thành ý chí
của Nhà nước thể hiện bằng các đạo luật mang tính bắt buộc chung. Do đó, Quốc hội
nước ta có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng, chức năng, nhiệm vụ được quy
định rõ ràng.
Hai là, ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy
nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được quy định rõ
trong Hiến pháp của Việt Nam (Điều 4 của Hiến pháp năm 2013). Hiến pháp đã khẳng
định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Điều này không hề
làm mất đi vai trò của Quốc hội. Bởi quyền lực nhà nước ở nước ta là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội,
nhưng đó là sự lãnh đạo có nguyên tắc và theo quy định. “Các tổ chức của Đảng
và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật” (Điều 4, Hiến pháp năm 2013). Như vậy, mối quan hệ giữa Đảng và Quốc hội
là mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ, hai chiều, nghĩa là Đảng lãnh đạo hoạt động
của Quốc hội, nhưng sự lãnh đạo đó vẫn phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật, Đảng không thể đứng trên, đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật.
Thứ ba, thực tiễn đã chứng minh, trải qua 74 năm, Quốc hội
đã luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, không ngừng phát huy vai trò, vị trí là
cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
đất nước, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
Hiến pháp và pháp luật, đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua các kỳ họp Quốc hội, không khí dân chủ, đoàn kết, cởi mở,
thẳng thắn trên tinh thần xây dựng, phát triển, với phương châm “nhìn thẳng sự
thật, đánh giá đúng sự thật”, điều đó khẳng định vai trò của các đại biểu Quốc
hội không ngừng được thể hiện rõ nét, nhất là trong các phiên chất vấn và trả lời
chất vấn, chất lượng các kỳ họp Quốc hội vì thế không ngừng được nâng lên. Diễn
biến, tiến trình các kỳ họp Quốc hội luôn được phát thanh, truyền hình trực tiếp,
được báo chí trong nước và quốc tế đưa tin, thu hút sự quan tâm theo dõi, đánh
giá, góp ý của cử tri và nhân dân cả nước. Tại các kỳ họp Quốc hội, nhiều vấn đề
quan trọng, cấp thiết được tranh luận, chất vấn và trả lời chất vất sôi nổi,
nhiệt thành, có chất lượng.
Thứ tư, các đại biểu Quốc hội là đại diện do cử tri cả nước
bầu ra. Nếu trong quá trình trình thực hiện trọng trách dân tộc giao phó, không
đáp ứng được sự mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân thì sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc
hội và cử tri cả nước, có thể bị miễn nhiệm, thôi giữ cương vị đại biểu Quốc hội.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, song song với việc đấu tranh chống tham nhũng
trong bộ máy Nhà nước nói chung, Quốc hội cũng rất kiên quyết chống tiêu cực
trong đội ngũ của mình.
Tất cả những vấn đề trên đã khẳng định vị trí, vai trò của
Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Mọi chiêu trò hạ
thấp, bôi nhọ uy tín, danh dự của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hiện nay
không ngoài mục đích phá hoại sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa