Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI MỘT CÁCH THÔNG MINH


Phương Ngọc

Nếu để ý trên các trang mạng xã hội trong thời gian vừa qua và gần đây, chắc chắn chúng ta bắt gặp không ít các clip, các bức ảnh có các hot boy, hot girl mặc sắc phục công an nhân dân, quân đội nhân dân, thậm chí là có cả các bức ảnh chụp lại quyết định phong, thăng quân hàm sĩ quan, quyết định điều động công tác, quyết định bổ nhiệm cán bộ… thu hút sự chú ý và chia sẻ rất lớn từ người theo dõi.
Các bức ảnh hay clip như vậy sau đó lại được chia sẻ tiếp qua các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram... tạo thành 1 trào lưu. Lẽ dĩ nhiên nếu để ý kỹ thì sẽ thấy trong những video ấy, có những clip do các chiến sỹ nghĩa vụ thực hiện, nhưng cũng có rất nhiều video do các học viên cảnh sát, an ninh, quân đội thậm chí là các sỹ quan trẻ thực hiện. Có những clip còn quay cả đơn vị, các khí tài quân sự, trang bị, các buổi tập luyện, rèn luyện của cán bộ chiến sỹ và đều thu về lượng xem rất lớn.
Trên thực tế việc các cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát, an ninh, quân đội sử dụng các ứng dụng mạng xã hội không phải là mới, nhưng có những trường hợp sử dụng một cách "không hợp lý" có thể sẽ gây ra nhiều hệ quả không hay.
Điều này không chỉ vi phạm quy chế của lực lượng công an, quân đội về bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật, vi phạm các quy tắc về sử dụng sắc phục, sử dụng mạng xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công tác của các cán bộ chiến sỹ về sau. Sẽ thế nào nếu 1 cán bộ cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy đang xâm nhập vào 1 đường dây mua bán ma túy nguy hiểm là 1 hot boy mà ai cũng biết mặt? Sẽ như thế nào nếu 1 chiến sỹ an ninh đang làm nhiệm vụ bí mật bất chợt bị nhận ra vì từng có nhiều clip chia sẻ trên Tiktok, Facebook, You tube…??? Và còn chưa kể các trang mạng xã hội này sẽ tự động thu thập dữ liệu người dùng của những người sử dụng mạng xã hội này, trong đó có cả các cán bộ, chiến sỹ nói trên.
Chúng ta đã nói rất nhiều lần về vấn đề này, nhưng quả thật nó vẫn xảy ra tương đối nhiều và cần phải được lưu ý ngăn chặn. Nếu như các thế hệ cán bộ, chiến sỹ an ninh, tình báo đi trước là những "cái bóng vô hình", "đi không thấy tiếng, về không nghe hơi" thì nhiều cán bộ, chiến sỹ trẻ bây giờ đang bị những mạng xã hội của nước ngoài "bắt bóng" và công khai cho tất cả mọi người cùng biết. Thật đáng quan ngại!

2 nhận xét:

  1. Hiện nay trên các trang MXH tràn lan các thông tin xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chống đối chính quyền. Vì vậy cần triển khai các hoạt động nhận diện và phòng chống các thông tin xấu độc, sai sự thật trên MXH.

    Trả lờiXóa
  2. Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa