Trần Oanh
Bất kỳ quốc gia nào cũng đều sử dụng
công cụ thông qua hệ thống pháp luật để quản lý xã hội. Mọi hành vi của các tổ
chức, cá nhân đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật do nhà nước ban
hành.
Pháp luật của mỗi quốc gia tuy có chung mục đích là để quản lý xã hội,
điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức, nhưng chắc chắn sẽ có những điểm
khác nhau, thậm chí đối lập nhau, bởi phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh
tế-xã hội và những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy, không thể
lấy pháp luật của nước này để áp dụng đối với công dân của nước kia và ngược
lại. Hơn nữa, hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở ý chí,
nguyện vọng của nhân dân với mục tiêu cao nhất là bảo đảm mọi quyền lợi, lợi
ích cơ bản, chính đáng của nhân dân. Hệ thống pháp luật Việt Nam không dành
riêng để bảo vệ một người hoặc một nhóm người, mà duy trì mọi hoạt động chung
của xã hội, là công cụ quan trọng để nhà nước bảo vệ trọn vẹn quyền và lợi ích
hợp pháp của mọi công dân trong xã hội.
Điều 15 Hiến pháp 2013 của
Nhà nước Việt Nam đã hiến định: “1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công
dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. 3. Công dân có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4. Việc thực hiện
quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Căn cứ theo quy định nêu trên, mọi
công dân đều có quyền của riêng cá nhân mình, nhưng quyền phải luôn gắn liền
với nghĩa vụ. Pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mọi công
dân, nhưng cũng luôn đòi hỏi mọi công dân phải tuân thủ các quy định của pháp
luật. Thực hiện quyền công dân, nhưng không cho phép bất cứ người nào xâm phạm
đến lợi ích quốc gia-dân tộc.
Nói vậy, chắc có người cho
rằng, người viết chỉ dựa vào hệ thống pháp luật Việt Nam để chứng minh là thiếu
khách quan. Vì thế, chúng tôi xin trích dẫn Khoản 2, Điều 29 “Tuyên ngôn Quốc
tế nhân quyền năm 1948” nêu rõ: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình,
ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra nhằm bảo đảm những quyền
tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng
về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được
thỏa mãn”.
Nhìn rộng ra thế giới, một
trong những nguyên lý đã được khẳng định: Không có bất kỳ quốc gia nào có thể
tồn tại mà thiếu hệ thống pháp luật và luật pháp không thể phát huy hiệu lực
của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy quốc gia. Để quản lý xã hội, nhà nước
phải dùng nhiều công cụ, nhiều biện pháp, nhưng luật pháp là công cụ cơ bản,
quan trọng, thiết yếu nhất. Luật pháp và nhà nước luôn có quan hệ khăng khít
với nhau. Khi luật pháp phản ánh đúng nguyện vọng, bảo vệ lợi ích chính đáng
của dân tộc, của quần chúng nhân dân thì dù chế độ nhà nước nào cũng phải tôn
trọng và tuân thủ. Theo đó, mọi hành vi đi ngược với lợi ích quốc gia-dân tộc
không chỉ bị nhân dân phản đối, mà cần phải kiên quyết xử lý.
Một bộ máy nhà nước lành mạnh
là một tổ chức trong đó các quyết sách phải được thực thi một cách nghiêm minh,
nhất quán từ trên xuống dưới mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất kỳ
cá nhân nào trong xã hội. Luật pháp chính là những mắt xích giúp cho bộ máy nhà
nước có thể hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả. Suy cho cùng, pháp luật
cũng là để phục vụ người dân, đối với người dân pháp luật chính là lẽ phải, sự
công bằng, là môi trường pháp lý bình đẳng giúp người dân yên tâm làm ăn, sinh
sống.
Tinh thần thượng tôn pháp
luật cùng với một hệ thống pháp luật hoàn thiện thống nhất sẽ là động cơ mạnh
mẽ giúp bộ máy nhà nước vận hành trơn tru, thúc đẩy đất nước phát triển. Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Hệ thống pháp luật của Việt Nam là thể hiện ý
chí, nguyện vọng của toàn dân Việt Nam. Vì vậy, việc tuân thủ pháp luật, thượng
tôn pháp luật của mọi tổ chức, mọi công dân là vấn đề tất yếu. Đó cũng chính là
cách để Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi công dân.
Theo đó, xử lý những người vi phạm pháp luật cũng là lẽ bình thường, đâu phải
là chuyện riêng của Việt Nam. Vì vậy, cần khẳng định rằng: Ở Việt Nam không có
cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật, bị xử
lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam./.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở ý chí, nguyện vọng của nhân dân với mục tiêu cao nhất là bảo đảm mọi quyền lợi, lợi ích cơ bản, chính đáng của nhân dân. Không có kẻ nào có thể xuyên tạc hệ thống pháp luật của Việt Nam được.
Trả lờiXóaHệ thống pháp luật Việt Nam không để bảo vệ riêng cho một người hoặc một nhóm người, mà duy trì mọi hoạt động chung của cả xã hội, là công cụ quan trọng để nhà nước bảo vệ trọn vẹn quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân trong xã hội.
Trả lờiXóaHệ thống pháp luật của Việt Nam là thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam. Vì vậy, việc tuân thủ pháp luật, thượng tôn pháp luật của mọi tổ chức, mọi công dân là vấn đề tất yếu.
Trả lờiXóaPháp luật Việt Nam được xây dựng để bảo vệ nhân dân; do đó nó đại diện cho nguyện vọng của nhân dân
Trả lờiXóa