Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Đôi lời cho những kẻ muốn xét lại lịch sử

Xét đi, xét lại và xét mãi thì lịch sử vẫn như thế. Nói đi, nói lại và nói mãi thì 3/ vẫn đu càng, ăn bám mà thôi.
- Ngày 30/4 từ bao lâu nay đã trở thành ngày thống nhất toàn vẹn không chỉ là về mặt lãnh thổ, mà Đảng – Nhà nước luôn có chủ chương để hòa hợp dân tộc thành một khối thống nhất. Duy hiện nay chỉ có bọn phản động ở nước ngoài, bọn trỗi dậy xuyên tạc trái thành phải, đúng thành sai. Để tìm cách duy nhất chính là tìm cách “phục quốc”, tìm cách để làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Những nhóm người này đều thuộc chế độ cũ, họ luôn cố tình cay cú, nuôi hận thù, tái hiện hận thù nhằm chống đối chế độ hiện tại của Việt Nam. Một trong những chiêu bài mà nhóm người này thường hướng tới đó chính là tìm cách biên soạn lại lịch sử, bỏ đi cụm từ đúng bản chất là “ngụy quân, ngụy quyền”, kêu gọi xét lại lịch sử theo cách có lợi cho chế độ ngụy quyền được dựng lên bởi Ngô Đình Diệm – một chế độ mà có bản hiến pháp trao quyền lực rất lớn cho cá nhân Ngô Đình Diệm
- Trước hiện tượng xét lại lịch sử theo hướng tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều, ngày 27/12/2018, nhà sử học người Mỹ gốc Việt Nguyễn Mạnh Quang phải lên tiếng rằng “Nhân dân và chính quyền Việt Nam vì cao thượng, nhân từ mà tha thứ, không xử lý những tên tội đồ phản quốc chống lại dân tộc và đất nước chúng ta. Nhưng không phải vì thế mà không ghi vào lịch sử những việc làm tội ác phản dân hại nước của chúng. Lý do là viết sử thì phải nhớ câu nói “Gươm lịch sử không tha phường gian ác”, nghĩa là phải công bằng, quang minh, phải “hắc bạch phân minh”.
- Những người có công với đại cuộc đánh đuổi các thế lực xâm lăng cũng như đánh dẹp những quân phản quốc đã tiếp tay cho giặc chống lại đất nước, bọn Việt gian phản quốc đi theo giặc đều phải được ghi lại rõ ràng trong sách sử. Làm thế để cho người dân và các thế hệ mai sau phân biệt rõ ràng những ai cần được tôn vinh, những ai phải lên án và khinh bỉ, đúng theo truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam, cũng là quy luật lịch sử mà bất kỳ dân tộc có văn hiến nào cũng theo đó mà hành xử”.
- Đây là một ý kiến rất đáng lưu tâm trong bối cảnh mà tin tức giả mạo đang là một vấn nạn lớn trên toàn cầu. Nơi mà những thế lực vẫn mang tư tưởng thù địch của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, đang cố gắng tung tin giả về chính trị để có thể kích động dư luận, nhân dân trong nước.
- Ðể chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện tại, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn tăng cường “nhào nặn” những tin tức giả mạo, để biến đối trá thành sự thật, biến đúng thành sai, bóp méo thông tin chính thống,… Nhằm làm lạc hướng nhận thức, kích động người nhẹ dạ, cả tin có hành vi tiêu cực.
- Hiện nay, chúng vẫn đang tìm cách yêu cầu “xét lại lịch sử” một cách giả tạo nhất, để có thể thâm nhập, tác động, lôi kéo, chuyển hóa, kích động, chia rẽ nội bộ, tôn giáo, dân tộc. Chúng thậm chí còn chuyển tiền, phương tiện cho những đối tượng trong nước đào tạo các kỹ năng mềm cho các phần tử ở trong nước, nhằm lật đổ chế độ, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân.
- Thậm chí, tổ chức khủng bố Việt Tân những kẻ đòi”xét lại lịch sử” để khôi phục “thây ma” ngụy quyền . Để đòi Đảng, Nhà nước ta phải công khai xin lỗi, đặt một số tên đường cho những kẻ “nợ máu” với nhân dân Việt Nam,…
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, nhân dân ta đã đủ để cho kẻ xâm lược phải tâm phục, khẩu phục,. Nhưng kể từ khi Tổ quốc, giang sơn thu về một mối, những kẻ bán nước, hại dân vẫn còn “sặc mùi máu” tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Vì lợi ích cá nhân của những kẻ ngỗ ngược này, chúng sẵn sàng đưa hàng chục toán khủng bố có vũ trang vào trong nước để chống phá với các chiến dịch “Đông tiến” 1, ,2, 3…
- Ngoài những trường hợp cá biệt như đã nêu ở trên, mấy năm gần đây, tư tưởng yêu cầu xét lại lịch sử của các nhóm thế lực thù địch còn yêu cầu xét lại cuộc kháng chiến chống Mỹ; phỉ báng lịch sử, xúc phạm hình tượng anh hùng Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, hạ bệ cả Chủ tịch Hồ Chí Minh và những vị tướng tài ba của quân đội nhân dân Việt Nam. Nguy hiểm hơn, họ còn xuyên tạc cho rằng những cuộc kháng chiến chống Mỹ, là “nồi da xáo thịt” hàng triệu chiến sĩ, nhân dân…
- Vì thế, trước khi đưa ra ý kiến đánh giá về bất kỳ lịch sử, con người, sự kiện nào của quá khứ, thì mỗi người trong chúng ta cần hết sức thận trọng, tỉnh táo; với những sinh viên, trí thức, những nhà khoa học thì yêu cầu này càng cần phải đặt ra ở mức cao hơn. Bởi trong khoa học, những nhà viết lịch sử có đủ cơ sở, kinh nghiệm để đưa ra những quan điểm, chính kiến riêng là hết sức cần thiết.
- Những người viết lịch sử, với tinh thần khoa học, mỗi chúng ta còn có trách nhiệm của một công dân với xã hội. Chỉ là một lần thiếu thận trọng, thiếu tỉnh táo thì những ý kiến, những thông tin sai sự thật cũng có thể trực tiếp tiếp tay, giúp những kẻ xấu tấn công làm băng hoạt niềm tin và đời sống tinh thần của xã hội.
- Lịch sử của dân tộc Việt Nam là những trang bi hùng. Trải dài suốt khắp mọi miền của Tổ quốc, từ hải đảo xa xôi, đến biên giới, từ bắc tới nam, trong hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước chưa nơi nào không bị kẻ thù xâm chiếm, tàn phá. Những bằng nỗ lực, sự đoàn kết của toàn dân tộc thì đất nước luôn luôn được hồi sinh.
- Những bài học lịch sử và thực tiễn càng làm cho chúng ta thấm thía vì sao mỗi một công dân phải có trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng, cần phê phán và đẩy lùi mọi âm mưu, thủ đoạn đòi xóa bỏ thành quả cách mạng, xuyên tạc lịch sử.
- Hơn lúc nào hết, mỗi một công dân phải luôn luôn có những luận điểm để bảo vệ sự thật lịch sử, bảo vệ những chiến công, thành quả của cách mạng của cha ông, những anh hùng liệt sỹ như một điều thiêng liêng và quý giá nhất.
- Điều 64, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là sự nghiệp của toàn dân… Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”. Những hiện tượng xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lịch sử cần phải coi là những hành vi phá hoại làm hỏng “nền móng”, “chân tường” của nền hòa bình, độc lập của Tổ quốc.
- Ðó cũng là lý do mà người viết lịch sử cần phải nhận thức từng bước, các bộ sử cần được tu chỉnh có trách nhiệm trước xã hội về sự chân thực, chính xác khi tái hiện quá khứ. Đặc biệt, vai trò của người cán bộ, lãnh đạo, các cơ quan thông tin và truyền thông, trong việc định hướng dư luận cũng cần phải cứng rắn trước hành vi bôi nhọ lịch sử của dân tộc.
- Hiện nay, tại Quyết định số 102-QĐ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, có quy định về khai trừ Đảng viên có những biểu hiện sai trái “Cố ý nói, viết có nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo và thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc”.
- Để chiến thắng được những kẻ thù xâm lược, trong mỗi giai đoạn lịch sử, thì truyền thống đại đoàn kết của dân tộc lại được phát huy mạnh mẽ và thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tinh thần ấy được phát huy cao độ theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết” – “Thành công thành công đại thành công”, nên đã huy động được sức mạnh đoàn kết mọi tầng lớp, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo tham gia, thậm chí là cả những người ở biên kia chiến tuyến, những kiều bào, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có cả nhân dân ở Pháp, Mỹ các nước xâm lược Việt Nam.
- Sau thắng lợi ngày 30/4/1975 đến nay, khi Bắc Nam sum họp một nhà đến nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho đất nước ngày một đổi thay phát triển. Đất nước ngày càng ổn định, thanh bình, đời sống Nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc. Tiềm lực của đất nước ngày càng được tăng cường, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao và khẳng định trên trường quốc tế.
Hiện nay, hơn 90 triệu đồng bào Việt Nam đã và đang sống hòa thuận, đồng lòng xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu,nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời hằng mong muốn: “Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
#truyquetphandong

3 nhận xét:

  1. Hiện nay, các thế lực thù địch chúng không từ một thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của họ là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.

    Trả lờiXóa
  2. Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách để xuyên tạc và chống phá Đảng ta. Mọi người dân phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch của chúng, dẫn tới hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin đối với Đảng và Nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  3. Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo sự thật; mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.

    Trả lờiXóa