-------------
Trước nay do thời lượng và để phù hợp với độ tuổi học sinh, SGK lịch sử đa số chỉ nhấn mạnh đến những cuộc chiến tranh vệ quốc của Việt Nam, cho nên mặc dù SGK không viết sai, nhưng nó dẫn đến một ấn tượng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải đó là: Việt Nam chỉ giỏi đánh du kích, đánh thanh dã (Trích nguyên văn: “từ ngàn năm Bắc thuộc đến thời điểm này vẫn có chiến tranh quy ước tuy nhiên du kích, mai phục vẫn chiếm hơn”)
Nhưng thực tế có phải như vậy không?
Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng: Du kích chiến, thanh dã chiến không phải là một chiến thuật tất thắng, mà nó chỉ là một giải pháp tạm thời bất đắc dĩ khi phải đối đầu với kẻ địch quá hùng mạnh và áp đảo. Bởi vì du kích và đặc biệt là thanh dã chiến vườn không nhà trống là một sách lược thương địch 1000 tự tổn 800, tổn thương mình trước khi tổn hại địch. Và cuối cùng nó cũng chỉ là giải pháp tình thế để có thể bảo tồn lực lượng, suy yếu kẻ địch đến khi chúng ta có thể đánh bại chúng bằng chiến tranh quy ước.
Nói vậy thì hẳn các bạn cũng đủ hiểu, nếu chỉ tính trong thời kỳ phong kiến, kẻ đủ tư cách khiến chúng ta phải dùng đến chiến tranh du kích và thanh dã cũng chỉ có anh bạn béo phía Bắc mà thôi. Vì vậy điểm lại một số xung đột giữa nước ta và Trung Quốc:
938, Ngô Quyền diệt quân Nam Hán trên Sông Bạch Đằng – Đánh mai phục + quy ước.
980, quân Tống xâm lược, vua Lê Hoàn sai quân sĩ trá hàng dụ Hầu Nhân Bảo, đem chém. Thủy quân của địch bị thua, rút về bị vua Lê Hoàn đốc quân đuổi đánh chết đến quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt sống đại tướng quân Tống là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Hưng đưa về Hoa Lư – Đánh quy ước
1075, Lý Thường Kiệt “tiên phát chế nhân” đồ sát Ung Châu, sau đó phòng thủ thành công ở sông Như Nguyệt, hai nước giảng hòa bãi binh. – Đánh quy ước
Ba lần kháng chiến chống Mông – Đây là lần thanh dã chiến trở nên rất nổi bật. Tuy nhiên điểm lại:
Lần kháng Mông thứ nhất, quân nhà Trần bại trên cuộc chiến quy ước ở Bình Lệ Nguyên, địch chiếm thành Thăng Long và tiến hành đốt phá, sau khi lương địch bị cạn, quân Trần tổ chức phản công, đuổi được giặc lần 1 – Đánh quy ước
Lần kháng Nguyên thứ hai, quân Nguyên tràn qua cực nhanh, phòng tuyến biên giới tan vỡ, chỉ trong 5 ngày đánh tới ải Nội Bàng, liên tiếp những phòng tuyến ở Vạn Kiếp, sông Đuống, Thăng Long bị địch phá, Trần Bình Trọng cảm tử chặn hậu, An Tư công chúa hy sinh vì nước, rốt cuộc có đủ thời gian để vua tôi chạy trốn tiến hành chiến tranh du kích và vườn không nhà trống. Đến khi quân địch bị bào mòn bởi thiếu thốn lương thực và dịch bệnh, quân Trần tiến hành tổng phản công, liên tiếp thắng lợi trận Hàm Tử - Tây Kết, trận Chương Dương Thăng Long, trận Thiên Mạc, và truy kích quân Nguyên đến tận biên giới.
Lần kháng Nguyên thứ ba, lần này có thể nói là số lượng đánh quy ước nhiều hơn hẳn đánh du kích, kể cả số lần thua lẫn số lần thắng và kết thúc bằng trận chiến phá địch trên sông Bạch Đằng.
Chiến tranh chống quân Minh
1406 – 1407, Trương Phụ đem quân đánh sang, Nhà Hồ chơi thủ thành rồi sau đó đục thành (hoặc khác tùy sử liệu) lùa voi ra đánh bị bắn cho không thấy đường về, cả hai cha con Hồ Quý Ly đều bị bắt
Khởi nghĩa Hậu Trần, nửa đánh du kích, nửa đánh chính quy. Trận Bô Cô là đánh quy ước
Khởi Nghĩa Lam Sơn, thời nghĩa quân còn nhỏ yếu bị kẻ địch rượt đánh thì cứ cho là đánh du kích, đến khi lấy được Thanh – Nghệ, thì đa số về sau đều là các trận đánh quy ước, hoặc phục kích vây điểm diệt viện, thậm chí là đánh công thành.
Thời Tây Sơn, trận Ngọc Hồi Đống Đa – thì đây rõ ràng là đánh quy ước trong thế công thành.
==================================
Nhưng đương nhiên đó không phải là toàn bộ cuộc chiến của người Việt, từ thời lập quốc đến nay, tần suất chiến tranh của Đại Việt luôn ở mức độ rất cao, kể cả số lần đánh với TQ, hay số lần vác gươm đi mở cõi. Nếu thống kê những lần chiến tranh kể cả chủ động và bị động thì đại khái chúng ta có:
==================================
Nhưng đương nhiên đó không phải là toàn bộ cuộc chiến của người Việt, từ thời lập quốc đến nay, tần suất chiến tranh của Đại Việt luôn ở mức độ rất cao, kể cả số lần đánh với TQ, hay số lần vác gươm đi mở cõi. Nếu thống kê những lần chiến tranh kể cả chủ động và bị động thì đại khái chúng ta có:
Khúc + Dương + Nhà Ngô: 6 trận chiến
Tiền Lê: 20 trận chiến/29 năm
Nhà Lý: 63 trận chiến/216 năm
Nhà Trần: 69 trận/174 năm
Nhà Hồ: 6 trận/ 7 năm
Lê Sơ: 61 trận/99 năm
(Theo thống kê của Yevon – tham khảo cụ thể tại: https:// https://daiyevon.wordpress.com/…/danh-sach-cac-cuoc-chien…/…)
Vậy đại khái các bạn có thể thấy được, trong cả thời kỳ lối đánh thanh dã được chúng ta sử dụng nhiều nhất thì cũng là kết thúc trận chiến bằng chiến tranh quy ước, chứ chưa cần kể đến những thời như Lê Hoàn, Nguyễn Huệ.
Suy cho cùng, thanh dã và du kích chiến nó cũng chỉ là một giải pháp tình thế bất đắc dĩ. Chúng ta đã sử dụng rất khéo léo hình thức chiến tranh này và đưa đến chiến thắng với những kẻ địch hùng mạnh hơn mình rất nhiều lần, nhưng thắng lợi cuối cùng trên chiến trường vẫn là phải phân ra bằng chiến tranh quy ước.
Và chiến tranh quy ước phân thắng thua vẫn là phải bằng nội lực và thực lực. Đó mới là căn bản cần xây dựng của bất kỳ quốc gia nào.
- Minh Đức -
Nguồn: Theo dòng sử Việt
Nguồn: Theo dòng sử Việt
Quân đội mỗi nước đều có cách đánh riêng; thậm chí từng trận đánh cũng có chiến thuật riêng mới có thể giành thắng lợi.
Trả lờiXóaTrong chiến tranh nghệ thuật quân sự rất quan trọng; từng trận đánh đều có chiến thuật khác nhau và cả thời cơ để tấn công nữa; có như vậy mới có thể thắng được đối phương.
Trả lờiXóaVới Việt Nam, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng trở thành nhân tố quyết định đối với sự trưởng thành, phát triển của quân đội ta. Thực tế Quân đội đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược và xây dựng Quân đội ngày càng hùng mạnh.
Trả lờiXóa