Việt Nam: Từ từ đã, nhà bao việc.
Thông tin tính lại GDP đã được nhen nhóm cách đây nửa năm, nhưng mà Việt Nam vẫn chập chừng và lửng lơ trước những kết quả này. Thực ra, chẳng cần phải là một chuyên gia kinh tế cũng thừa hiểu được rằng, GDP của Việt Nam không như những gì chính quyền Việt Nam công bố trước báo giới, quốc tế. Nó có cái gì đó vô lý nhưng lại...rất thuyết phục.
Nhưng cái vô lý và rất thuyết phục ấy lại khiến cho các cơ quan tiền tệ, chuyên môn quốc tế như IMF hay Liên Hợp Quốc đánh giá là tèm lèm và không phản ánh đúng hiện trạng của một nền kinh tế như Việt Nam. Trước khi đến Việt Nam, chuyên gia IMF từng nói rằng GDP của Việt Nam có điều gì cần phải làm rõ lại vì nó không phản ánh thực trạng nền kinh tế và có dấu hiệu gian lận. Việt Nam đang cố tình “ỉm” đi nhiều thứ để có lợi hơn trong công cuộc tiếp cận với các nguồn vốn tài trợ quốc tế, vốn vay. Thậm chí các nước châu Phi, Nam Á cũng không hài lòng khi rõ ràng Việt Nam đang dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay tốt hơn họ.
“Tại sao một doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam có thể đầu tư sang châu Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á. Một quốc gia sở hữu một doanh nghiệp như vậy không thể là một nước nghèo được”.
Năm tới, chúng ta dự tính vay khoảng 460 ngàn tỷ đến 500 ngàn tỷ VND. Con số này ước chừng tương đương 23 tỷ USD đến 25 tỷ USD, nhìn có vẻ to, nhưng chỉ bằng khoảng 8% GDP chưa tính lại của Việt Nam. Nhưng vẫn sẽ có người hỏi rằng tại sao chúng ta lại vay nợ nhiều như vậy?
Để thực hiện 2 dự án lớn nhất nhì trong lịch sử kiến thiết đất nước Việt Nam là sân bay Long Thành và hệ thống đường bộ cao tốc Bắc Nam. Ngoài ra, nguồn tiền vay còn được dùng để chuẩn bị hoàn thiện các hệ thống metro - tàu điện, đảm bảo an ninh năng lượng và trả nợ cũ.
Việt Nam đã lắc đầu toàn bộ các nhà thầu ngoại khi họ yêu cầu tham gia xây dựng cao tốc Bắc Nam. Tương tự, Chính phủ cũng sẽ đặt niềm tin tương tự vào các tập đoàn Việt khi xây dựng sân bay lớn nhất Việt Nam tương lai. Hai dự án này, có thể thai nghén cho một dự án lớn hơn nữa: Đường sắt cao tốc Bắc Nam.
IMF yêu cầu Việt Nam tính lại GDP và yêu cầu Việt Nam công bố chính thức vào giữa năm 2019, nhưng chúng ta cứ lần lượt trì hoãn sự công bố ấy? Thậm chí có lúc còn không đả động gì đến việc công bố chính thức thời điểm. Từng có lúc báo chí ồn ào nhưng rồi im bặt, không thấy thông tin gì khác nữa?
Vì chúng ta muốn nghèo, không đùa đâu nhé.
Mới đây, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sang Nhật Bản, trước đó, phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng sang Hàn Quốc. Tháng 8 vừa rồi, thủ tướng Úc cũng thăm đáp lễ Việt Nam, trước đó, tháng 3 đầu năm, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thăm Úc và New Zealand. Đây là ba quốc gia đang dẫn đầu viện trợ, cho vay đối với Việt Nam. Tháng 6 vừa rồi, EU và Việt Nam đã kí xong EVFTA và IPA, dự kiến sẽ đón nguồn viện trợ, đầu tư khổng lồ từ EU trong thời gian tới.
Theo số liệu chính thức năm 2018, GDP Việt Nam vào khoảng gần 250 tỷ USD. Và chưa vượt qua con số 300 tỷ USD, GDP đầu người của chúng ta đạt 2600 USD/1 người. Nếu giữ nguyên mốc này chưa tính lại và tính 7% tăng trưởng, chúng ta vẫn chưa vượt mốc GDP trên 300 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người chưa quá 3000 USD/1 người. Vẫn thuộc nước trung bình thấp.
Và đó là điều kiện cần để cho ra mệnh đề rằng: Chúng ta vẫn có thể vay ưu đãi với lãi suất rất phải chăng.
Nói đơn giản thế này cho dễ hiểu. Lãi suất cho vay đi học, xóa đói giảm nghèo bao giờ cũng rất thấp, thấp hơn nhiều so với vay tiêu dùng, vay mua nhà. Tương tự với các khoản vay quốc tế cũng vậy, ở tư cách 1 nước trung bình thấp và qua con đường ngoại giao, chúng ta có thể dễ dàng đàm phám để vay tiền với lãi suất thấp. Nếu công bố mức GDP tính lại sớm, bên ngoại giao của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay và sẽ khó đàm phán những điều khoản có lợi cho Việt Nam.
Một điều quan trọng nữa, sau khi tính lại, Việt Nam sẽ phải tăng mức đóng góp tài chính tại các tổ chức mà Việt Nam tham gia. Đó là một điều...hơi vác tù và hàng tổng và mang tính hình thức.
Đừng nghĩ rằng quy mô GDP sau tính lại tăng cao, tỷ lệ nợ công giảm thì sẽ là bàn đạp Chính phủ sẽ tăng vay. Bản thân số liệu GDP tính lại chỉ có tác dụng khiến cho cơ quan nhà nước và các tổ chức nước ngoài đánh giá đúng thực trạng của nền kinh tế quốc gia từ đó sẽ có những sự tư vấn, giám sát và yêu cầu thực thi nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam. Chính phủ dự báo đến cuối năm 2020 nợ công khoảng 54,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP khoảng 45,5%. Dự báo này được tính toán trên cơ sở dự kiến GDP theo giá hiện hành năm 2020 đạt 6.807 nghìn tỷ đồng và nó hoàn toàn tính theo mức GDP chưa tính lại.
Việt Nam, thực chất không quan tâm đến việc GDP tính lại hay tính lại, chúng ta không ham hố gì việc giàu hơn nước bạn Phillipines. Báo giới Phillipines từng chỉ trích chính phủ dũng cảm vì từ một quốc gia có mức GDP gần gấp đôi Việt Nam đã bị Việt Nam sắp vượt qua và khoảng cách này chắc chắn sẽ bị "rộng" hơn trong tương lai.
Nghị sĩ Phillipines từng nói trên trang cá nhân rằng: Tại sao Phillipines phải mất nhiều tiền đóng góp hơn Việt Nam tại ASEAN? Trong khi năm sau họ làm chủ tịch và kinh tế họ đã ngang bằng với chúng ta? Nhưng sau đó ông này cũng đã xóa dòng trạng thái đó trên cá nhân của mình.
Đôi khi cũng phải thừa nhận rằng, để vay 0 đồng và bớt đóng tiền chung độ thì liêm sỉ cũng cần cất lại một tý.
----
Nguồn: tifosi
Nguồn: tifosi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét