Sau hai tuần làm việc khẩn trương và đầy trách nhiệm, ngày 7-11-2019, Công an Việt Nam và Cơ quan Cảnh sát Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Irland đã xác định chắc chắn tất cả 39 người chết trong thùng xe container tại khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Greys, gần cảng hàng hóa Purfleed, hạt Essex, Đông Nam nước Anh ngày 23-10-2019 đều là người Việt Nam. Các nạn nhân có hộ khẩu cư trú tại các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và thành phố Hải Phòng.
Và cũng chỉ trong thời gian 1 ngày (kể từ ngày 23-10-2019), Công an các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh phối hợp với Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã lập các chuyên án điều tra trinh sát và đến ngày 29-10-2019 thì chuyển thành các chuyên án điều tra tố tụng để khám phá các tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Đến nay, đã có 11 đối tượng có liên quan bị tạm giữ hình sự. Việc điều tra, bóc gỡ các tổ chức tội phạm này ở một số địa phương khác vẫn đang được tiếp tục tiến hành với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ.
Vụ việc đã gây chấn động dư luận Việt Nam và thế giới. Và đương nhiên, nó cũng gây ra nhiều phản ứng theo nhiều cách nghĩ khác nhau, đánh giá vấn đề khác nhau. Những sự đánh giá khác nhau ấy tùy thuộc vào sự hiểu biết, vào mối quan hệ với nạn nhân, vào tình cảm nói chúng của con người. Nhưng đáng chú ý là một số thế lực phản động, thù địch chống Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài đã lợi dụng vụ này để thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc về hiện trạng đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam, bịa đặt, vu cáo Việt Nam về vấn đề bảo đảm nhân quyền… Tất cả những kẻ đó đều có một mục đích chung là phá hoại quan hệ Việt Nam và các nước EU để làm trì trệ tiến trình phê chuẩn Hiệp ước tự do thương mại Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp ước bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA)
1- Mua bán người hay tổ chức đưa người đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép và mục đích của việc trốn đi nước ngoài hay trốn ở lại nước ngoài trái phép.
Một số báo chí mô tả vụ việc đau thương vừa qua trong xe container ở hạt Essex (Anh) là một vụ phạm tội buôn bán người. Điều này hoàn toàn không chính xác theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như một số điều ước quốc tế. mà Việt Nam hiện đang là thành viên tham gia ký kết.
Ở đây có những sự khác nhau rất lớn giữa hành vi “mua bán người” (kể cả trong nội địa và qua biên giới) được quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” (Điều 349) cũng như với hành vi “cưỡng ép, dụ dỗ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 120, Bộ luật Hình sự hiện hành.
Đối với tội buôn bán người thì con người là hàng hóa, là vật được đem ra để trao đổi thương mại trái phép. buôn bán người có nghĩa là việc mua bá, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách thức sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng thủ đoạn khác như ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt…Kẻ phạm tội bán người đã hoặc sẽ nhận tiền, lợi ích vật chất vì mục đích bóc lột. Đây là hành vi thể hiện bản chất của tội mua bán người. Trong đó, đói tượng mua người đã hoặc sẽ trả tiền, lợi ích vật chất vì mục đích bóc lột là những người thực hành tội phạm. Hành vi của kẻ phạm tội có động cơ cố ý trực tiếp với mục đích vụ lợi, mục đích bóc lột hoặc các mục đích vô nhân đạo khác.
Xét trường hợp của vụ án gây ra cái chết của 39 nạn nhân trong xe container tại Anh vừa qua, có thể nhận thấy ngay rằng vụ việc chưa có dấu hiệu của tội mua bán người, ít nhất là cho tới thời điểm này. Vì việc điều tra các băng nhóm tội phạm do Công an Việt Nam và Cơ quan cảnh sát Anh vẫn đang tiếp tục nhằm bóc gỡ triệt để những đường dây tội phạm này.
Đối với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” thì động cơ mục đích cũng là vụ lợi và bóc lột nhưng đối tượng được đem ra mua-bán không phải là con người mà là một thứ “tổng dịch vụ”. Bao gồm toàn bộ các thủ tục làm giấy tờ hợp pháp (trong trường hợp chính danh) hoặc bất hợp pháp (trong trường hợp có giả mạo danh tính) để xuất-nhập cảnh, tổ chức vận chuyển đến khi nạn nhân đến được địa chỉ cần đến theo hợp đồng bất hợp pháp. Còn sau đó thì “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Trong một số trường hợp cao cấp hơn, các dịch vụ này còn bao gồm cả việc nhập quốc tịch của nước đến và xếp sắp trước công ăn việc làm ở nơi đến, mặc dù rất đắt và cũng khá hiếm khi xảy ra, thường chỉ có ở tội phạm cưỡng ép, xúi giục, tổ chức cho người trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120 – Bộ luật hình sự hiện hành).
Đối với nơi đến thì không phải lúc nào và ở bất kỳ đâu, người bỏ trốn cũng có thể có được thân phận hợp pháp hoặc ít nhất cũng được dung nạp như một “công dân hạng chót” của nước đó. Đối với phần lớn các nước EU, họ có thể sẽ vẫn được tạm cư và tìm được công ăn việc làm dưới danh nghĩa “người tị nạn” nhưng việc trở thành công dân của các nước đó thì hầu như là không thể. Thậm chí, đối với một số nước, họ còn có thể bị bắt và bị xử tù về tội vượt biên trái phép và bị trục xuất về nước mà tù đó họ đã rời khỏi.
Nhưng riêng ở Anh thì mặc dù chính quyền kiểm soát biên giới rất gắt gao để ngăn chặn người nhập cư lậu nhưng một khi người nhập cư lậu đã vào được nước Anh thì chính quyền các địa phương lại để mặc cho họ làm việc và sinh sống, miễn là họ không có động thái khủng bố hoặc phạm tội theo luật pháp Anh. Các cơ quan tư pháp của Anh trừng phạt rất nặng những người vượt biên vào Anh trái phép nhưng rất “nhẹ tay” với người nhập cư lậu đã vượt qua “hàng rào biên giới” để cư trú tại Anh.
Do đó, hành vi của các nhóm tội phạm đang bị Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công và Công an các tỉnh, thành đã khởi tố vụ án chính là hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” được quy định tại Điều 349 – Bộ Luật hình sự 2015 (2017). Trong quá trình điều tra, nếu cơ quan chức năng phát hiện thấy có dấu hiệu của hành vi “tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” thì một tội danh mới sẽ bị khởi tố bổ sung theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật Hình sự hiện hành. Trong quá trình điều tra, nếu cơ quan chức năng phát hiện có dấu hiệu của sự cưỡng ép đối với nạn nhân thì vụ án sẽ có thêm tội danh mới là “Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” (Điều 350, Bộ luật hình sự hiện hành). Cũng trong quá trình điều tra, nếu các cơ quan chức năng của cả hai bên Anh và Việt Nam phát hiện dấu hiệu của tội “mua bán người” thì hai bên sẽ phối hợp hoặc đơn phương khởi tố bổ sung về hành vi phạm tội mới được phát hiện.
Đối với hành vi “trốn đi nước ngoài trái phép” và hành vi “trốn ở lại nước ngoài trái phép” được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì cần phân biệt với “Tội đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” được quy định tại Điều 91, Bộ Luật hình sự hiện hành.
Nếu chiếu theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì bất kỳ công dan Việt Nam nào trốn đi nước ngoài trái phép hay ở lại nước ngoài trái phép đều bị coi là tội phạm và sẽ bị xử lý hình sự. Trước đây, Điều 274 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về hành vi ở lại nước ngoài trái phép, theo đó, người nào đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này mà tiếp tục vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 2 tháng đến 3 năm.
Tuy nhiên, Điều 121 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã sửa đổi mục đích của hành vi “trốn đi nước ngoài trái phép” và “trốn ở lại nước ngoài trái phép”. Theo đó, chỉ có những hành vi nói trên nhưng nhằm mục đích “chống chính quyền nhân dân” mới bị coi là tọi phạm và bị xử lý hình sự. Còn các hành vi “đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” thông thường, không nhằm mục đích chống chính quyền thi chỉ bị coi là vi phạm hành chính và bị xử lý hành chính.
Do vậy, hành vi của các nạn nhân xấu số trên chiếc xe container được phát hiện ở Essex (Anh) không bị co là hành vi vi phạm luật hình sự. Họ là nạn nhân của tội phạm “tổ chức, môi giởi cho người khác đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” được quy định tại Điều 249 – Bộ luật Hình sự hiện hành. Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng phát hiện thấy có dấu hiệu của động cơ, mục đích chống lại chính quyền nhân dân thì vụ án sẽ được khởi tố bổ sung tội danh tương ứng theo điều 121 của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Còn trên thực tế của vụ việc 39 mạn nhân tử vong trong thùng xe container tại Anh vừa qua, những người tử vong đã trở thành nạn nhân tới hai lần. Lần thứ nhất, họ ttrar tiền cho kẻ tổ chức đưa mình ra nước ngoài trái pehsp. Lần thứ hai, họ trả tiền cho kẻ đưa mình đến cái chết thương tâm.
2- Nhìn lại và chỉ rõ thủ phạm của những vụ “thuyền nhân” trước đây
Vấn đề người Việt Nam trốn đi nước ngoài trái phép, trốn ở lại nước ngoài trái phép và tổ chức cho người trốn đi nước ngoài trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép không phải là vấn đề mới. Từ sau ngày chiến thắng 30-4-1975, tại nhiều tỉnh ở miền Nam Việt Nam đã có hàng loạt các vụ vượt biên bằng đường bộ và đường biển ra nước ngoài trái phép. Động cơ phạm tội của những người này rất đa dạng. Có người muốn đoàn tụ với gia đình bị ly tán do chiến tranh. Có người muốn sinh cơ lập nghiệp ở nước ngoài.
Nhưng một phần lớn trong số những người này đã rơi vào những cái bẫy dụ dọ, mua chuộc của bọn buôn người được các thế lực phản động, thù địch với Việt Nam tung ra trong khi tình hình an ninh trật tự ở các vùng mới giải phóng còn chưa ổn định. Những kẻ buôn người đó đã hoặc ngấm ngầm, hoặc công khai kích động nhằm vào những gia đình có người thân làm trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền cũ rằng sẽ có “tắm máu” rằng “cộng sản sẽ thanh lọc họ”, rằng họ sẽ bị đưa đi “lao động khổ sai”. Cộng với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước sau chiến tranh còn nhiều khó khăn, chưa thể khôi phục một sớm một chiều. Thêm vào đó, việc nhà cầm quyền Bắc Kinh xúi giục bọn tay sai diệt chủng Pol Pot – Yeng Sary gây ra những cuộc tàn sát đẫm máu đối với người dân Việt Nam và Campuchia cũng như trực tiếp xua quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam đã gây tác hại to lớn tới công cuojc khôi phục đất nước của Việt Nam sau chiến tranh, làm cho Việt Nam ở vào tình trạng vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh trên một phần lãnh thổ kéo dài suốt hơn 15 năm kể từ năm 1975.
Những thủ đoạn dụ dỗ và dọa dẫm ấy đã phát huy tác dụng tối đa trong việc gây bất ổn chi an ninh trật tự xã hội Việt Nam. Nhưng sâu xa hơn, việc tạo ra cái gọi là “Vấn đề thuyền nhân” là một âm mưu thâm độc của CIA và các thế lực thù địch chống Việt Nam nhằm chuẩn bị lực lượng cho cái gọi là “Kế hoạch hậu chiến” để chống phá Việt Nam về lâu dài, thông qua các tổ chức phản động chống phá Việt Nam do CIA dựng lên và bảo trợ ở Mỹ, Australia, Đài Loan, CHLB Đức (Tây Đức), Pháp, Philippines, Thái Lan .v.v…
Năm 1983, một vụ án được coi là “đại án” khi đó đã cho thấy có sự cấu kết giữa các thế lực phản động với những kẻ thoái hóa, biến chất trong bộ máy chính quyền cách mạng đã hình thành tổ chức đưa người Việt Nam vượt biên trái phép để “bỏ túi” hàng trăm cây vàng của các nạn nhân rồi phó mặc họ cho sự rủi may trên biển khơi đầy song gió và giông bão. Liên quan đến vụ phạm tội có tổ chức này, Nguyễn Hữu Giộc (tức Mười Vân), cựu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai (cũ), Võ Thành Cao, kẻ cầm đầu tổ chức đưa người vượt biên trái phép đẫ bị tuyên phát án tử hình. Một số cộng sự của Mười Vân như Nguyễn Văn Hiệp, cựu Trưởng phòng Bảo vệ chính trị Công an Đồng Nai, Mai Khắc Thanh, cựu Phó trưởng phòng Bảo vệ Chính trị Công an Đồng Nai và Phạm Tấn Hưng (tức Sáu Cương), cựu cán bộ Phòng Bảo vệ chính trị Công an Đồng Nai cũng chịu các mức án từ 18 năm tù đến tù chung thân. Riêng Nguyễn Văn Hiệp sau này đã tự sát trong tù. Còn ả “hồ ly tinh” Trần Thị Kim Anh, “vợ bé” của Nguyễn Văn Thiệu, một kẻ được Mười Vân ký lệnh tha khỏi trại cải tạo nhân phẩm, là trọng phạm chủ chốt trong đường dây này đã kịp “cao chạy xa bay” sang Mỹ.
Cũng trong một chuyến vượt biên khác vào năm 1979, nghe theo những lời dụ dỗ đường mật kèm theo dọa dẫm của bọn tội phạm, ca sĩ Ngọc Tân (1948-2004), một giọng nam cao lừng danh khi đó đã giả vờ “ly dị” với vợ để bán tài sản lấy tiền “chia đều” nhưng thực chất là cả hai chuẩn bị tiền bạc để vượt biên sang Hông Công. Chuyến vượt biên biến thành một cuộc chia ly bi thảm. Con thuyền quá tải bị gió bão đánh chìm. Chị vợ tên là Bảo Hà mất tích. Con trai nhỏ Bảo Long may mắn bơi cùng cha thoát chết. Cha con ca sĩ Ngọc Tân bám được một thùng gỗ và trôi dạt vào bờ biển Nghệ An và được ngư dân địa phương cứu vớt.
Sau một vài năm không được biểu diễn do có “tiền sự” liên quan đến an ninh quốc gia, năm 1984, Ngọc Tân được Đoàn ca nhạc Bông Sen tuyển làm diễn viên hợp đồng và tiếp tục được biểu diễn với nghệ danh là “Bảo Hà”. Năm 1991, khi được tin Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) lập một trại tiếp nhận người vượt biên trái phép từ Hồng Công và một só nơi khác bị trả về Việt Nam, Ngọc Tân có đến tìm người vợ mất tích nhưng không thể tìm được.
Những năm 1990-1991, trong sự hỗn loạn và sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, các ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam như Kiều Tất Hưng, Hà Ái Vân… cũng đã trốn ở lại nước Nga và nước Đức trái phép. Khác với ca sĩ Kiều Hưng không chấp nhận làm việc cho bất kỳ một hãng băng đĩa nhạc nào của người Việt ở nước ngoài, Ca sĩ Ái Vân đã cộng tác với các Trung tâm Thúy Nga và Trung tâm Asia nưng chỉ hát các bài tình ca và dân ca Việt Nam. Những năm 2002-2005, họ đều được trở về biểu diễn tại Việt Nam. Cả hai đều có danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (Ái Vân) và Nghệ sĩ Nhân dân (Kiều Hưng) được Nhà nước Việt Nam trao tặng.
Gần đây, trong chuyến lưu diễn tại Mỹ năm 2002 và 2003, các ca sĩ Nguyễn Bắng Kiều và Nguyễn Thị Thu Phương đã trốn ở lại nước Mỹ trái phép. Cơ quan quản lý di trú Mỹ phát hiện và buộc hai người phải xin cấp quy chế “tỵ nạn chính trị” và nhập quốc tịch Mỹ thì mới được ở lại Mỹ. Sau 5 năm bị cấm nhập cảnh váo Việt Nam, năm 2008, cả hai đều được trở về Việt Nam biểu diễn.
Nhắc lại các vụ việc này để minh chứng rằng Nhà nước Việt Nam mặc dù kiên quyết phản đói và không chấp nhận bất cứ một hành vi trốn đi nước ngoài trái phép hoặc trốn ở lại nước ngoài trái phép nhưng cũng luôn dang rộng vòng tay để khoan hồng cho những người biết “quay đầu là bờ” cũng như sẵn sang nhận lại những đòng bào mình đã ‘lỡ bước sa chân” trở về quê hương bản quán.
Và nhắc lại những vụ việc trước đây cũng là để chỉ đích danh những thủ phạm đích thực và sâu xa của những vụ người Việt Nam vượt biên ra nước ngoài trong những năm 1975-1990. Những kẻ đã từng nuôi hận thù nhiều năm về sự thất bại nhục nhã của chúng trước sự thống nhất và ngày càng phát triển của một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những kẻ cho đến nay vẫn rêu rao về nhân quyền, về tự do, dân chủ nhưng thực chất chỉ là rỏ những giọt nước mắt cá sấu nhằm mục tiêu cơ hội chính trị, nhằm mục đích xuyên tạc sự thật, thổi phồng sự việc, bịa đặt, dựng chuyện để bôi đen, vu khống, chống lại Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
3- Nước mắt xót thương thật sự của lòng nhân từ và nước mắt cá sấu giả dối của những kẻ cơ hội chính trị
Lợi dụng chính sách xuất-nhập cảnh thông thoáng của Nhà nước Việt Nam nhằm bảo đảm quyền tự do cư trú, tự do đi lại của công dân Việt Nam, tạo điều kiện cho người Việt Nam tìm kiếm môi trường làm việc thuận lợi để tăng thu nhập, những thế lực tội phạm nội địa và xuyên quốc gia đã nhiều lần thực hiện các vụ việc tổ chức cho người Việt Nam đi nước ngoài và ở lại nước ngoài trái phép, kể cả có và không có mục đích chống lại chính quyền nhân dân.
Trong hơn 10 năm gần đây, tội phạm tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép hoặc tổ chức cho người đã xuất cảnh trốn ở lại nước ngoài trái phép đã thay đổi phương thức hoạt động. Với sự kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu biên giới trên bộ, trên biển và các cảng hàng không quốc tế cũng như việc Việt Nam có hiệp định tương trợ, phối hợp điều tra với nhiều đối tác trên thế giới về phòng chống tội phạm buôn bán người, bọn tội phạm đã lợi dụng những chính sách thông thoáng về xuất-nhập cảnh của Việt Nam để tổ chức thực hiện các hành vi phạm tội chủ yếu trên hai lĩnh vực du lịch và xuất khẩu lao động để tạo "cái vỏ hợp pháp".
Vụ việc 39 nạn nhân Việt Nam chết trong thùng xe container vừa qua ở hạt Essex (Anh) cũng như vụ việc 151 khách du lịch Việt Nam trốn ở lại Đài Loan, vụ 9 doanh nhân Việt Nam trốn ở lại Hàn Quốc và hàng loại người lao động trốn ở lại nước ngoài trái phép ở Hàn Quốc và một số nước khác cho thấy một vấn đề an ninh mới đã xuất hiện. Đó là vấn đề an ninh trong hoạt động xuất khẩu lao động và du lịch.
Tuy nhiên, vấn đề “thùng nhân”, theo cách gọi châm biếm các hoạt động tuyên truyền của các thế lực phản động nhằm bôi nhọ, vu cáo, chống phá Việt Nam đã rát khác với vấn đề “thuyền nhân” cách đây trên dưới 40 năm. Bởi về mặt pháp lý thì trước năm 1985, Việt Nam chưa có “Bộ luật Hình sự “ mà chỉ có “Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng” cũng như một số Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xử lý các tội phạm tương đương với điều 349 của Bộ luật hình sự hiện hành. Bên cạnh đó, các điều kiện hoàn cảnh chính trị-kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi pháp triển và tiến bộ gấp hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn lần so với cách đây trên dưới 40 năm.
Điều kiện mới, hoàn cảnh mới của nước Việt Nam đang phát triển với tốc độ tăng trưởng rất lớn hiện nay cho thấy những vụ “thùng nhân” diễn ra không phải vì sự nghèo đối hay đàn áp như những “giọng lưỡi cú diều” của bọ phản động thù địch vẫn rêu rao mà xuất phát từ chính tâm lý hám lợi, muốn làm giàu nhanh chóng nhưng bất hợp pháp ở nước ngoài. Nó cũng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Chính những trạng thái tâm lý đó đã biến những nạn nhân thành những miếng mồi ngon để bọn tội phạm tác động bằng những lời dụ dỗ, phỉnh nịnh ngọt ngào trong khi sự thất là “quà biếu không chỉ có ở những cái bẫy chuột”.
Lợi dụng vụ việc thương tâm này, trang facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân đã tung ra một loạt những luận điệu vu khống Nhà nước Việt Nam về nhân quyền, tự do, dân chủ. Thay vì lên án những kẻ phạm tội đã và đang được các nhà chức trách Anh và Việt Nam bắt, truy nã và làm rõ, trang này đã biến một vụ án hình sự trở thành một vụ việc chính trị khi cho rằng những nạn nhân vì đã “rời bỏ thiên đường cộng sản ở Việt Nam” nên đã gặp nạn. Tồi tệ và khốn nạn hơn, trong khi chính quyền cả hai nước Việt và Anh đều cố gắng cật lực để vừa xác định chính xác danh tính của nạn nhân, vừa khẩn trương thu thập bằng chứng để đưa những kẻ phạm tội ra trước vành móng ngựa thì trang “Việt Tân” đã vu cáo xằng bậy rằng chính quyền Việt Nam là thiếu tử tế, là chối bỏ trách nhiệm đối với các nạn nhân.
Trơ trẽn hơn nữa, một tên phản động được cho là kẻ phát ngôn cho cái gọi là “Chính phủ Việt Nam Cộng hòa lâm thời” do Đào Minh Quân cấm đầu đã ăn đứng dựng ngược rằng những nạn nhân này đã bị phía Việt Nam “đẩy đuổi”. Đài RFA và một số trang mạng phản động khác cũng có vài bài viết vu cáo Việt Nam là bưng bít, che giấu sự thật. Còn đài VOA tiếng Việt thì “võ đoán” rằng chính quyền Việt Nam không muốn báo chí làm nóng vấn đề khi đang diễn ra Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhưng tờ “Thông luận” của nhóm người Việt phản động tai California đã trắng trợn tố lên rằng đó là “mệnh lệnh câm mồm” đối với báo chí.
Trong khi trên thực tế, cả phía Anh và phía Việt Nam đã rất thận trọng và kỹ lưỡng trong quá trình xác định quốc tịch và danh tính của các nạn nhân, tránh để xảy ra những sơ suất như nhận định ban đầu của Cảnh sát khu vực Grays ngày 24-10-2019. Và cũng trên thực tế, các tờ báo của Việt Nam từ trung ương tới các địa phương đều hàng ngày đang các thông tin mới nhất về vụ việc. Đó là chưa kể đến các video clip cảnh báo về nạn “buôn bán người” vẫn hàng ngày, hàng giờ được phát đi trên truyền hình TTXVN, có kèm theo địa chỉ đường dây nóng 18001567.
Nhìn chung thì những luận điệu trên đây không khác mấy so với những luận điệu mà bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây cùng những kẻ phản động người Việt thù địch với Nhà nước Việt Nam, với Nhân dân Việt Nam tung ra trong cái gọi là “Chiến dịch thuyền nhân” những năm 1975-1990. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi. Người Việt Nam nói riêng và thế giới ngày nay đã biết phân biệt đâu là kẻ giả danh nhân đạo, đội lốt nhân quyền, đâu là những con người, những chế độ xã hội văn mình thực sự, nhân đạo thực sự để bảo đảm tối đa quyền con người.
Chỉ tiêng việc Nhà nước Việt Nam từ năm 2015 đã không còn coi hành vi trốn đi nước ngoài trái phép và ở lại nước ngoài trái phép (nhưng không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân) không phải là hành vi phạm tội hình sự đã đủ chứng tỏ Nhà nước Việt Nam tôn trọng tối đa quyền tự do đi lại và tự do cư trú đối với công dân của mình. Chỉ riêng việc Nhà nước Việt Nam đã tận lực phối hợp với phía Anh (nơi xảy ra vụ việc) để hoàn thành công việc hết sức khó khăn là chỉ trong 14 ngày, đã xác định được danh tính của nạn nhân trong khi họ không mang theo những giấy tờ tùy thân hay chỉ mang giấy tờ giả cũng đã chứng minh sự quan tâm hết mức của chính quyền đối với các nạn nhân. Và việc chính phủ Việt nam sẵn sàng cấp visa miễn phí cho thân nhân các nạn nhân sang Anh đẻ đưa thi hài, di hài của người thân về nước đồng thời cũng đủ cho thấy sự quan tâm và chia sẻ đó.
Nhưng những kẻ lợi dụng những chính sách nhân văn và thông thoáng đó để thực hiện các hành vi phạm tội thì trước sau cũng sẽ bị các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế và các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam trừng trị. Vấn đề chỉ còn là thời gian với rất nhiều công sức bỏ ra. Những kẻ tự cho mình là nhân văn, nhân đạo đang hò hét kích động xung quanh vụ việc này thực chất chỉ là những kẻ vô nhân đạo, bất lượng tâm khi lợi dụng vụ việc hết sức đau thương này phục vụ những động cơ chính trị hèn mạt của chúng. Những kẻ phản động, thù địch với Việt Nam thực sự là những “con kền kền” luôn thích “ăn xác chết”.
Nước mắt nào cũng chảy xuôi. Khi nó chảy và trôi hết hết, những giọt nước mắt thật sẽ để lại vị mặn mòi của máu, của muối của tình nhân ái. Ngược lại, những giọt “nước mắt cá sấu” luôn để lại mùi tanh hôi của xác chết và hương vị thối tha của tâm địa bẩn thỉu, của những thuyết lý sáo rỗng về nhân quyền, dân chủ và tự do theo tiêu chí của người Mỹ và phương Tây.
Cái thứ cặn bã mà những giọt nước mắt cá sấu ấy để lại là một bầu không khí tanh hôi, bẩn thỉu của những thông tin đã trải qua nhiều “ống tiêu hóa” và cho ra sản phẩm mà những kẻ vô lương ấy vẫn hàng ngày “tự thải ra” và “tự thưởng thức”.
Còn những giọt nước mắt thực sự của tình thương yêu, lòng cảm thông, ước muốn chia sẻ những nỗi đau đớn với đồng loại sẽ mãi mãi sáng trong.
Ảnh 1: Thư của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia buồn cũng gia đình những nahjn nhân đã thiệt mạng trong chiếc xe container tại hạt Essex (nước Anh).
Ảnh 2+3: Danh sách 39 nạn nhân tử vong trên xe container ở Anh (theo Công an Việt Nam và Cảnh sát Anh cùng công bố)
Ảnh 4+5+6: Hành trình vượt biên sang Anh, các chặng 1, 2 và 3.
Ảnh 7: Các hải cảng miền Đông và Nam nước Anh, nơi diễn ra nhiều hoạt động nhập cư trái phép.
Ảnh 8: Đối tượng Ahmati, người gốc Albania, được Cảnh sát anh cho là một trong những kẻ tổ chức đường dây nhập cư lậu và Anh.
Ảnh 9: Hành trình của chiếc xe đầu kéo chở container có thi thể của 39 người Việt.
Ảnh 10: Quá trình phát hiện chiếc xe container có thi thể của 39 người Việt gần thị trấn Grays, hạt Essex, nước Anh.
Ảnh 11: Bộ trường Bộ Công an Tô Lâm điện đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh Priti Patel về các chủ trương phối hợp điều tra xử lý vụ việc.
Ảnh 12: Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình triệu tập họp khẩn với lãnh đạo các bộ, ngành thống nhất các biện pháp bảo hộ công dân tử vong tại Anh.
Ảnh 13: Thứ trưởng Bộ ngoại giao Tô Anh Dũng làm việc với đại diện Bộ Nội vụ Anh và chỉ huy cảnh sát hạt Essex.
Ảnh 14: Thứ trưởng Tô Anh Dũng đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân.
Ảnh 15: Cố ca sĩ Ngọc Tân và con trai, những nạn nhân của tổ chức đưa người vượt biên trái phép năm 1979.
Ảnh 16: Một đối tượng tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép bị Cơ quan Công an Việt Nam bắt và xét hỏi.
Ảnh 17+18: Các đối tượng cò mồi xuất khẩu lao động "chui" đi Anh đang "chào hàng".
Những giọt nước mắt của bọn phản động và các thế lực thù địch là những giọt nước mắt giả tạo, giả nhân nghĩa để lợi dụng kiếm tiền và chống phá Việt Nam; nước mắt đó rất tanh hôi; nên không ai muốn nhìn thấy cả.
Trả lờiXóaTrước những luận điệu sai xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóaCần khẳng định rằng những luận điệu xuyên tạc của các phần tử phản động đăng tải trên các trang mạng là hoàn toàn bịa đặt, vu khống; dù chúng có những chiêu trò, âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt đến đâu thì cũng không thể lừa được người dân yêu nước.
Trả lờiXóa