Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ Mỹ hôm qua công bố danh sách các ứng viên tổng thống sẽ tham gia phiên tranh luận đầu tiên trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, theo Reuters. Phiên tranh luận từ ngày 26 - 27.6 sẽ là nơi 24 chính trị gia chính thức khởi động nỗ lực giành quyền đại diện đảng này để tranh cử cùng Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa. Tuy danh sách rất đông đảo nhưng trên thực tế chỉ có thượng nghị sĩ kỳ cựu Bernie Sanders được đánh giá đủ sức cạnh tranh với cựu Phó tổng thống Joe Biden. Trong kỳ bầu cử nội bộ của đảng Dân chủ để chọn ứng viên đại diện tranh cử tổng thống năm 2016, ông đã về nhì sau cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Trong những tuần qua, thượng nghị sĩ Sanders khiến chính trường Mỹ trở nên sôi động khi nhiều lần đưa ra chính sách tranh cử dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa xã hội để thay thế chủ nghĩa tư bản, bị cho là đang đối diện nhiều nguy cơ sụp đổ. Trong bài phát biểu tại Đại học George Washington ngày 14.6, ông tiếp tục nhấn mạnh “chủ nghĩa xã hội dân chủ” là cách thức duy nhất để đánh bại “chế độ quyền lực tập trung và chuyên chế”, đảm bảo y tế, giáo dục cùng mức lương đủ sống cho toàn dân. “Chúng ta cần công nhận rằng trong thế kỷ 21, tại quốc gia thịnh vượng nhất trong lịch sử, quyền lợi kinh tế là quyền lợi của con người. Thế nhưng, chúng ta lại đang sở hữu nền kinh tế đổ vỡ về căn bản và vô cùng bất công”, Đài Fox News dẫn lời thượng nghị sĩ 78 tuổi nhấn mạnh. Ông tiếp tục chỉ trích tình trạng 1% dân số Mỹ nắm giữ hầu hết của cải và mọi quyền lực, trong khi giai cấp lao động phải chật vật kiếm sống. Theo ông, chủ nghĩa xã hội dân chủ sẽ đảm bảo con người có việc làm với mức lương đủ sống, nhà cửa với mức giá trong khả năng, chế độ hưu trí đảm bảo, cơ hội sống trong môi trường sạch cùng giáo dục và y tế chất lượng cao.
Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa chưa có phản ứng về những phát biểu nói trên. Trong khi đó, theo tạp chí The Atlantic, đa số ứng viên Dân chủ khác đồng ý với ông Sanders về các chính sách y tế công nhưng phản đối ý tưởng hướng theo chủ nghĩa xã hội. Thống đốc bang Colorado Michael Bennet cho rằng người dân Mỹ “thậm chí không biết chủ nghĩa xã hội dân chủ là gì”. “Chưa có ai ở thành phố tôi từng nói về những vấn đề như chủ nghĩa xã hội hay chế độ quyền lực tập trung”, ông nói. Trong khi đó, thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand nhấn mạnh chủ nghĩa tư bản “đã giúp nền kinh tế tăng trưởng qua hàng trăm năm”. “Chúng ta có chủ nghĩa tư bản lành mạnh khi các doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng. Chủ nghĩa tư bản chỉ suy sụp khi lòng tham chiến thắng”, bà nói.
K.AVề phần mình, cựu Phó tổng thống Joe Biden, ứng viên hàng đầu của phe Dân chủ, nhận định Mỹ cần phải sửa đổi hệ thống nhưng không phải thay mới hoàn toàn. “Mọi việc đang theo chiều hướng phải sửa đổi sâu rộng. Cần phải sắp xếp lại chủ nghĩa tư bản để giải quyết các nguy cơ và phát huy hiệu quả nhưng không phải thay bằng một hệ thống khác”, CNN dẫn lời ông Biden nói. Ông không đề cập chi tiết về sửa đổi chủ nghĩa tư bản nhưng khẳng định đó là cách duy nhất để tầng lớp trung lưu “dễ thở hơn” trong bối cảnh bất bình đẳng về kinh tế ngày càng gia tăng dẫn đến phân hóa xã hội. Kết quả khảo sát mới nhất của Công ty nghiên cứu Harris cho thấy 55% phụ nữ từ 18 - 54 tuổi ở Mỹ ủng hộ chủ nghĩa xã hội, trong khi đa số nam giới ủng hộ chủ nghĩa tư bản. Ngoài ra, 46% số người được hỏi tin rằng chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với một nhà nước dân chủ.
Người dân Mỹ qua chứng kiến những ưu việt trong chế độ XHCN đã dần hiểu ra những giá trị của CNXH so với CNTB đã lỗi thời, lạc hậu; điều đó là hoàn toàn chính xác
Trả lờiXóaBạn nói quá chuẩn
Xóa