-----------------
46 năm qua rồi, nhưng có ít nhất 2 "chính phủ" ở hải ngoại vẫn miệt mài đòi thi hành....Hiệp định Paris 1973. Mới rồi, cụ ông 89 tuổi Lê Trọng Quát, "Thủ tướng Chính Phủ Pháp Định Việt Nam Cộng Hòa” còn viết thư cho cả....tổng thống Trump, rồi thủ tướng Pháp, Anh, Canada, Nga....đến tận Tổng thư ký Liên Hiệp quốc, đề nghị hỗ trợ họ khôi phục Hiệp định Paris (???)
Điểm mà họ bám vào từ đó đến nay là Điều 5 của Hiệp định:
"Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận."
Họ cho rằng chiến dịch Xuân 1975 dứt điểm chính quyền VNCH đã vi phạm Điều 5 này. Nhưng mà.....
Khái niệm "miền Bắc Việt Nam" trong Điều 5 chỉ có thể là Việt Nam Dân chủ cộng hòa, căn cứ theo các nội dung còn lại của Hiệp định. Còn "miền Nam Việt Nam" chỉ có thể là VNCH hoặc MTGP miền Nam, hai chủ thể này ngang hàng nhau trong hiệp định Pari.
Tức là Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẽ không được đánh vào, nhưng Mặt trận giải phóng miền Nam đánh với VNCH thì lại là chuyện của "miền Nam Việt Nam" với nhau và không vi phạm Hiệp định Paris. Tổng tuyển cử năm 1976 để thống nhất từ Bắc vào Nam, chính là thực thi Điều 5 này.
Chiến dịch 1975, tất cả xe cộ đều cắm cờ xanh - đỏ sao vàng của Mặt trận giải phóng miền Nam, tất cả bộ đội khi trả lời phỏng vấn đều chỉ nói ngắn gọn mình là lính Giải phóng. Chính bởi vậy không chỉ Mỹ mà tất cả các nước ký định ước về giám sát và thực thi Hiệp định, đều không thể kêu ca về việc Hiệp định bị vi phạm. Chính VNCH khi đó cũng không có tuyên bố gì nhắc đến việc đối phương vi phạm.
Nghệ thuật ngoại giao quốc tế của thế hệ trước thực là xuất sắc lắm vậy.
#Quyetchien-Quyetthang
Hiệp định Paris đã để lại những bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
Trả lờiXóaHiệp định Pari mãi mãi đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao nói riêng, như một dấu son không bao giờ phai mờ. Hiệp định Pari còn là bằng chứng của sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Trả lờiXóaChiến lược ngoại giao phải phụ thuộc vào thế và lực của ta; không phải muốn sao cũng được. Sai lầm trong đối ngoại là sẽ dẫn tới thảm họa; bất kể nước nào cũng như vậy.
Trả lờiXóaĐấu tranh quân sự là sự phản ánh cuộc đọ sức giữa hai bên trên chiến trường, nhưng đấu tranh ngoại giao lại góp phần tích cực thúc đẩy và tạo điều kiện đẩy nhanh cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta đi đến thắng lợi.
Trả lờiXóaLoa hộp nói rất chuẩn
Trả lờiXóa