Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Văn học liệu có bị kìm nén dưới chế độ cộng sản?


*********
Nói đến Nguyên Ngọc, người ta nói đến Văn đoàn độc lập, một tổ chức theo kiểu "xã hội dân sự", được thành lập ra nhằm đối chọi lại Hội nhà văn Việt Nam, nhằm đưa văn học thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Nguyên Ngọc cùng với Hà Sĩ Phu Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi, Vũ Thư Hiên,.. khi thành lập Văn đoàn độc lập bởi vì cho rằng: “một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng.” Thực tế có như vậy không?
Tôi cho rằng không, bởi vì để có một tác phẩm, một tài năng văn học có tầm cỡ ra đời nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, không phải chỉ là do chế độ. Nên nhớ thời Liên Xô là thời kỳ bao cấp toàn phần, nhưng các nhà văn lớn và các tác phẩm lớn vẫn gây xáo động cả thế giới với nhiều cây bút được giải Nobel. Từ khi Liên Xô sụp đổ, chính nước Nga cũng chẳng có tác phẩm nào có giá trị. Nước Mỹ sống trong nền dân chủ gần 300 năm, liệu có tác phẩm văn học nào sánh với Chiến tranh và hòa bình, Không gia đình,.. được không.
Không chỉ phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử, nó còn phụ thuộc vào mạch cảm hứng, sự sáng tạo của mỗi nhà văn. Tại sao cùng một là một người, cách đây mấy chục năm đã viết lên một anh hùng ca "Đất nước đứng lên" xuất sắc như vậy, nhưng bao chục năm sau, sống trong xã hội thời bình, cuộc sống khá giả lại không viết được tác phẩm nào có sức sống như vậy?
Thế nên, hãy nhìn lại mình, đừng vội đổ lỗi cho cơ chế, cho chế độ. Khi bạn tài năng, chẳng ai có thể kìm kẹp, xóa bỏ tài năng đó, chỉ có thể là đôi khi bạn quá ngộ nhận về khả năng của mình mà thôi
Ảnh: Các thành viên của Văn đoàn độc lập

1 nhận xét: