Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Hậu quả

Hàng trăm tỷ đô la tiền, vàng, đồ cổ, mỹ nghệ vàng bạc của Libya và Iraq đã trở thành tài sản của Mỹ, Anh (trong ảnh là cảnh bọn lính của chúng thực hiện vi cướp bóc).
Sau đó, các quốc gia làm “cách mạng” nêu trên, cùng hàng loạt các nước yêu kính phương Tây khác, nhận được “dân chủ” là bom đạn và những đống gạch vụn hoang tàn đổ nát, cùng vương vãi những xác người dân không toàn thây từ trẻ con đến người già, cả đàn bà lẫn đàn ông...
Cần nhớ câu chuyện của Việt Nam và thực dân Pháp:
- Chúng đã đưa về Pháp một lượng than đá bằng một đoàn tàu chất đầy dài bằng khoảng cách từ Paris đến Hà Nội;
- Vàng và đồng trong nước bị khai thác gần như cạn kiệt.
- Sau thất bại trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Pháp và buộc phải ký hòa ước Nhâm Tuất (1862) với thực dân Pháp, vua Tự Đức (1848 - 1883) phải thu gom gần như toàn bộ vàng thoi, bạc nén trong quốc khố để bồi thường chiến phí cho liên quân Pháp và Tây Ban Nha, số tiền là bốn triệu piastre được quy đổi thành 2.880.000 lạng bạc. Do quốc khố không có đủ vàng thoi nên vua Tự Đức phải thu hồi một số bảo vật bằng vàng và bạc đang trưng bày trong các cung điện, đúc thành thoi vàng và nén bạc trả để trả cho người Pháp. Theo ông Phan Thuận An, nhà nghiên cứu văn hóa Huế: Năm 1869, vua Tự Đức ra lệnh cho các hoàng thân, hoàng tử, công chúa... nộp lại kim ấn và kim sách mà triều đình đã ban cho họ trước đây, đúc thành 135 đĩnh vàng để triều đình tiêu dùng. Sau đó, nhà vua đã cấp lại cho họ những chiếc ấn và những sách phong làm bằng đồng.
- Ngày 5.7.1885, quân Pháp đánh chiếm kinh thành Huế, tràn vào cướp bóc tất cả đồ đạc quý giá đang trưng bày và thờ tự trong các cung điện ở Đại Nội. Theo ghi chép của linh mục Siefert, người có mặt ở Huế lúc bấy giờ, khi đối chiếu với bảng kiểm kê tài sản của hoàng gia lập trước ngày 5.7.1885 với những gì đã mất, thì quân Pháp đã cướp “228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc, 271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dũ... Tại các tôn miếu thờ các vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị thì hầu hết các thứ có thể mang đi như mũ miện, đai áo, thảm đệm, triều phục, long sàng và bàn xoay có chạm trổ, các giá treo vũ khí, hộp đựng trầu để thờ, ống nhổ, quán tẩy bằng vàng; hỏa lò, mùng và màn thêu hoa, đỉnh trầm, ấm trà và khay chén, tăm xỉa răng... đều bị cướp.” (J. Chesneaux, Contribution à l’histoire de la nation vietnamienne, Paris, Éditions Sociales, 1955, p. 134). Ngày 24.7.1885, tướng De Courcy, người chỉ huy cuộc tấn công kinh đô Huế, đã gửi cho chính phủ Pháp một bức điện: “Trị giá phỏng chừng các quý vật bằng vàng hay bằng bạc giấu kỹ trong các hầm kín là chín triệu franc. Đã khám phá thêm nhiều ấn tín và kim sách đáng giá bạc triệu. Xúc tiến rất khó khăn việc tập trung những kho tàng mỹ thuật. Cần cử sang đây một chiếc tàu cùng nhiều nhân viên thành thạo để mang về mọi thứ cùng với kho tàng”. Và sau đó, phần lớn những bảo vật cướp bóc trong đợt này đã được người Pháp chuyển về Paris.
Rồi, khi đã gián tiếp làm 2 triệu người Việt Nam chết đói và khiến 95% người Việt Nam mù chữ, khi không còn tiếp tục cướp bóc được, chúng “sang nhượng” quyền cướp bóc cho bọn đế quốc Mỹ, để biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, với 10000 đêm trường đẫm máu.
Tổng thống Roosevelt - một nhân vật tiến bộ, trong cuộc gặp với Stalin và Churchill ngày 28-11-1943 tại Teheran cho rằng cần có một chế độ ủy trị quốc tế thay cho chế độ thực dân của người Pháp ở Đông Dương sau khi kết thúc chiến tranh vì "sau 100 năm dưới sự cai trị của người Pháp tại Đông Dương, người dân ở đây còn sống nhọc nhằn hơn trước kia". Một nhân vật ngoại quốc còn có thể nghĩ được như vậy, việc đi đội ơn những kẻ đã làm giàu trên xác chết tổ tiên mình, những kẻ đã xây dựng những công trình trước hết làm lợi cho sự nghiệp làm giàu của chúng, hay đã có bố thí chút ít lợi lộc mà chúng rút ra từ trên chính cơ thể dân tộc mình, liệu điều đó có ngộ nghĩnh không hay là sự mất gốc đáng khinh bỉ?

1 nhận xét: