Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Hai năm nữa, Việt Nam sẽ dẫn đầu Đông Nam Á về công nghệ vệ tinh.


- 2013, Pico Dragon-vệ tinh đầu tiên của Việt Nam tự chế tạo được phóng. Nó chỉ to quả bóng, nặng 1kg, có hạn sử dụng 3 tháng.
- 12/2018, Micro Dragon sẽ là vệ tinh thứ 2 do Việt Nam chế tạo lên vũ trụ. Micro Dragon nặng 50kg, có chức năng quan trắc duyên hải. Đáng nói là nó được chế tạo bởi 36 nhà khoa học Việt Nam đi tu nghiệp ở 5 trường đại học hàng đầu Nhật Bản. Chi phí đào tạo một người là 6 tỷ đồng. Tức ta đã không bị chảy máu chất xám và tiền bạc trong trường hợp này. Tiếp ngay sau đó, ta sẽ phóng vệ tinh thứ 3 Nano Dragon, giám sát rừng, tàu biển và thử nghiệm công nghệ.
- 2019, ta sẽ có vệ tinh LOTUSat-1 nặng tới 600kg, có khả năng chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết, tuổi thọ 5 năm.
- 2020, LOTUSat-2 có kích thước và chức năng tương tự LOTUSat-1 sẽ có mặt trên quỹ đạo, giá của nó vào khoảng 100 triệu USD.
Những vệ tinh này sẽ giúp đất nước tiết kiệm được nhiều nghìn tỷ mỗi năm do có thể dự báo được các biến động thời tiết, thiên tai.
Tất cả đều là sản phẩm của các nhà khoa học Việt Nam thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Dự án Trung tâm vũ trụ quốc gia hiện đại nhất Đông Nam Á đang được xây dựng tại Hòa Lạc trị giá 600 triệu USD, với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Đây là KHCN có đầu tư lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.
"Khi hoàn thành toàn bộ các hạng mục thuộc dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vào năm 2020, chúng tôi có thể khẳng định Việt Nam sẽ trở thành tốp đầu của Đông Nam Á trong lĩnh vực này". GS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia.
Cần biết rằng, các nước bạn có điều kiện tiếp cận với công nghệ vệ tinh sớm hơn chúng ta nhiều năm, nhưng phát triển để chế tạo vệ tinh riêng thì ngoài Việt Nam chỉ có Malaysia, Indonesia.
#QSVN #Vietnam #Satellites #PicoDragon #MicroDragon #NanoDragon#LOTUSat1 #LOTUSat2
——————————————————
( C ): Trang quân sự Việt Nam
By:#CTV

1 nhận xét: