Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Trên mặt trận thầm lặng

: Kỉ niệm ngày truyền thống lực lượng tình báo quốc phòng Việt Nam
Đại tá Phạm Ngọc Thảo là một trong 4 nhà tình báo xuất sắc nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam, bên cạnh Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ và Lê Hữu Thúy. Một số người còn cho ông là điệp viên xuất sắc nhất bởi 3 đặc điểm chính:
- Phạm Ngọc Thảo là tình báo viên hoạt động đơn tuyến, không có đồng đội trực tiếp hỗ trợ, chỉ chịu sự chỉ đạo về chiến lược của Lê Duẩn. Nhiệm vụ của ông không phải là đưa tin mà là tác động đến sự "thay đổi chế độ". Có thể nói, với nhiệm vụ này, tầm quan trọng của Phạm Ngọc Thảo ngang với sức mạnh của một đội quân.
- So với các tình báo viên khác, Phạm Ngọc Thảo là người có thể tác động trực tiếp đến chính quyền và quân đội. Là sỹ quan cao cấp trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông có tác động, thậm chí trực tiếp đạo diễn và tham gia chỉ đạo hàng loạt vụ đảo chính làm rung chuyển, gây mất ổn định chính quyền VNCH giai đoạn 1964-1965.
- Trong cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái quân đội, Phạm Ngọc Thảo bị xem là đối tượng nguy hiểm và bị đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Dù vậy, ông vẫn tiếp tục nhiệm vụ mà không trốn chạy để bảo toàn mạng sống. Thậm chí cả khi bị bắt và tra tấn đến chết, Phạm Ngọc Thảo vẫn không lộ tung tích của mình. Mãi sau này, khi ông được truy phong, người ta mới biết ông là tình báo viên của QĐNDVN.
Nếu kế hoạch đảo chính thành công thì đại tá Thảo đã trở thành tổng thống VNCH, từ đó thống nhất hai miền trong hòa bình và không đổ máu.
Ông Trần Bạch Đằng, nguyên Phó ban tuyên huấn Trung ương cục miền Nam nhận xét: "các nhà tình báo thông thường có nhiệm vụ giấu mình, thu thập, khai thác tin tức chuyển về trung tâm. Riêng Phạm Ngọc Thảo đi thẳng vào hàng ngũ kẻ thù, tung hoành hoạt động vì Tổ quốc cho tới tận lúc hy sinh, trường kỳ mai phục và độc lập tác chiến. Anh là người tình báo đặc biệt có một không hai".
Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: "Anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong công tác cách mạng của chúng ta"
-Life -

1 nhận xét: