Phạm Trung
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Vấn đề bảo vệ môi trường được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong mười mối quan hệ lớn cần phải tiếp tục nắm vững và xử lý tốt, đó là: “quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”[1]. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành và mọi người dân Việt Nam. Trong đó, thanh niên là lực lượng xung kích, góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường.
Trong thời gian tới, để góp phần
hiện thực hóa quan điểm Đại hội XIII của Đảng: “Chủ động thích ứng có hiệu quả
với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý,
khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo
vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại
bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo
vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần
hoàn, thân thiện với môi trường”[2]
cần phải phát huy vai trò của thanh niên Việt Nam với bảo vệ môi trường với những
định hướng cụ thể cả về nhận thức và hành động.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của thanh niên về nhiệm vụ bảo vệ môi
trường hiện nay. Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cơ quan chức
năng các cấp, đặc biệt là tổ chức Đoàn, cán bộ Đoàn phải thường xuyên quán triệt,
tuyên truyền, giáo dục các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, các Bộ,
Ban, Ngành về nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái cho đoàn viên, thanh niên. Phát
huy tính tự giác, năng động, sáng tạo của thanh niên trong bảo vệ môi trường hiện
nay. Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên có những hành động thiết thực tham
gia bảo vệ môi trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét