Hồng
Hạc
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, vị trí Tổng Bí thư vẫn là đề tài mà các “nhà bình loạn” tích cực chọc ngoáy. Một mặt, những kẻ này xuyên tạc, tấn công, hạ bệ vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng các luận điệu vu khống trắng trợn khi cho rằng Tổng Bí thư “thâu tóm quyền lực”. Ở khía cạnh khác, các đối tượng đang rêu rao về việc “nghỉ hưu trước nhiệm kỳ” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thứ nhất, về vấn đề liên quan đến việc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ “nghỉ hưu trước nhiệm kỳ”, đây là điều có thể xảy
ra hoặc không xảy ra, là một dự đoán mang tính vô thưởng, vô phạt. Nếu đúng,
các “nhà bình loạn” sẽ tiếp tuc rêu rao, “vẽ rắn thêm chân”, tung ra những luận
điệu xuyên tạc ăn theo. Giả sử việc Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu trước khi hết nhiệm kỳ là đúng thì nó cũng
không phải là điều khó hiểu. Bởi ngay sau Đại hội XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã chia sẻ: “Bản thân tôi không được khoẻ lắm, tuổi cũng cao, tôi cũng
xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm”. Vì vậy chẳng có lý do gì để biến
nó thành “chuyện động trời”. Bản thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành phần
lớn thời gian để đóng góp cho đất nước. Đặc biệt, công cuộc đấu tranh làm trong
sạch nội bộ dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được đẩy mạnh, trở thành
một “chiến dịch” có sức lan toả mạnh mẽ, góp phần củng cố sức mạnh và niềm tin
của Nhân dân.
Thứ hai, Nhân danh là những nhà biên
khảo, nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp, luật sư…, thông qua các trang mạng xã
hội, Internet, họ cho rằng đây là việc “nhất thể hóa”, một sự “sao chép”, “rập
khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc.
Thậm chí, họ còn nói rằng, thực chất đó là việc “củng cố quyền lực”, “thâu tóm
quyền lực cá nhân”, “không có ý nghĩa cho đất nước”...Tuy nhiên, Thực tế, mô
hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước là điều hết sức tự nhiên
trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đây, ở Liên
Xô, các Tổng Bí thư đều là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Xô-viết tối
cao. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, từ năm 1993 đến nay Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Trung Quốc đều đồng thời là Chủ tịch nước. Cộng hòa dân chủ nhân Lào
thực hiện mô hình này từ năm 2006 đến nay. Ở Cuba, từ năm 1976 đến tháng
4-2018, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba cũng đồng thời là Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Samdech Hun Sen, vừa là Chủ tịch
Đảng nhân dân Campuchia vừa là Thủ tướng Chính phủ Campuchia.
Vấn đề ở đây là, những gì mà Tổng Bí
thư làm được thời gian qua đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân
hình ảnh một người lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và luôn
đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết. Nhân dân tin tưởng rằng,
với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ
có đầy đủ điều kiện để phát huy tốt nhất quyền hạn và trách nhiệm được giao, phục
vụ đất nước, phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. Ngay cả những người có quan điểm
trung lập và một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng cho rằng, “hiện tại không ai
khác phù hợp hơn ông Nguyễn Phú Trọng để đảm nhiệm đồng thời cả hai vị trí đứng
đầu đất nước”. Đó là sự đánh giá chính xác, khách quan, khi chứng kiến những kết
quả mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã làm được thời gian qua, với cương vị là người
đứng đầu của Đảng. Đây là nguyện vọng của hơn 96 triệu nhân dân Việt Nam tin tưởng
trao gửi cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng, một con người có đủ phẩm chất và năng lực,
kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm và có tầm để lãnh đạo công
cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển và thịnh vượng.
Những luận điệu cho rằng đó là việc “củng
cố quyền lực” hay “thâu tóm quyền lực cá nhân” chỉ là một chiêu trò của một số
cá nhân chống phá nhằm bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và hạ thấp uy tín của Đảng. Một khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân đã thuận
thì không một thế lực nào, một thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được ý chí và
nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Vì vậy, các thế lực thù địch, các đối tượng
xấu, chống đối, cơ hội chính trị cũng không từ bất cứ thủ đoạn gì để tấn công,
hạ bệ, bôi nhọ, làm mất niềm tin. Khi đánh giá bất cứ thông tin nào liên quan đến
chuyện nhân sự, chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, toàn diện. Tránh để
những kẻ xấu lợi dụng, dắt mũi./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét