Phương
Ngọc
Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là một truyền thống phản ánh đặc trưng, bản sắc văn hóa chủ động giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tập trung nhất ở câu nói nổi tiếng của vua Lê Thái Tổ căn dặn con cháu: “Lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy” và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta: “Bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước”.
Bảo
vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là vấn đề được xác định trong nhiều Văn kiện của Đảng,
nhất là các văn kiện trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt kể từ Nghị quyết về bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của Bộ Chính trị năm 1998, Nghị
quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Hội
nghị Trung ương 8 (Khóa XI) ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới và Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Đây
là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo truyền thống lịch sử dân tộc, lý luận chủ
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm các kỳ đại hội trước của
Đảng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của cách mạng Việt Nam, nhất là từ
tình hình thế giới, khu vực đang có những diễn biến mau lẹ, phức tạp và khó
lường; các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá bằng thủ đoạn “diễn biến hòa
bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và chủ trương của Đảng là “giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”.
Quan
điểm này của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
luôn nêu cao tinh thần chủ động giữ nước ngay trong thời bình; khắc phục những
hạn chế trong nhận thức và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; nắm vững cách
thức ngăn ngừa, giải quyết những bất trắc nảy sinh; không để bị động, bất ngờ,
tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trong tình hình mới.
Trong
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trình Đại hội XIII lần
này, Đảng ta xác định: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ
sớm, từ xa”. Cần khẳng định đây là một vấn đề mới, thể hiện tư duy tiếp tục kế
thừa và phát huy truyền thống “chủ động giữ nước” của dân tộc. Cái mới thể
hiện: Chưa có một văn kiện nào của Đảng mà tinh thần, quan điểm, phương châm
“chủ động giữ nước” lại được Đảng ta nhắc đến 5 lần, đó là tần suất rất cao. Cụ
thể: 2 lần trong đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội XII; 1 lần trong phần
tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030; 1 lần trong nhiệm
vụ quốc phòng - an ninh (QP-AN), bảo vệ Tổ quốc; 1 lần trong xây dựng, chỉnh
đốn Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Đặc
biệt, cái mới thể hiện ở vị trí của quan điểm, phương châm “chủ động giữ nước”
không chỉ xác định với nhiệm vụ QP-AN - bảo vệ Tổ quốc, mà ở cả phần định hướng
tổng quát bao trùm một giai đoạn, thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Đáng
chú ý, cả trong nhiệm vụ xây dựng Đảng cũng được xác định: “Tăng cường quản lý,
kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt
các cấp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ xa, từ đầu, giải quyết từ sớm”.
Nghĩa là, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là vấn đề đầu tiên để bảo vệ Tổ
quốc từ sớm, từ xa.
Như
vậy có thể thấy, Đại hội XIII của Đảng đặc biệt quan tâm đến thực hiện quan
điểm, phương châm “chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”, trong thời kỳ phát
triển nhanh và bền vững của đất nước.
Bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa