Hồng Hạc
Vừa qua, Võ Văn Quản có bài viết trên Blog cá nhân với tiêu đề: “Áp đặt “tinh hoa” của đảng hay bầu đại diện của dân”. Thực chất đây là luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và quyền bầu cử, chế độ bầu cử của nhân dân trong thể chế chính trị của Việt Nam bởi lẽ:
Thứ nhất, các đảng chính trị ra đời và
hoạt động ở mỗi nước có những thể chế chính trị khác nhau do bản chất chế độ xã
hội, bản chất giai cấp và yếu tố lịch sử quy định. Đảng Cộng sản
Việt Nam là một đảng mácxít - đảng kiểu mới, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Thể chế chính trị ở Việt Nam là
nhất nguyên, có một đảng duy nhất giữ vai trò lãnh đạo và là thành tố trong hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó có công tác cán bộ. V.I.Lênin đã khẳng định: “Về nguyên tắc, đảng cộng
sản phải giữ vai trò lãnh đạo, đó là điều không còn phải nghi ngờ gì nữa”. Hồ
Chí Minh căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công
hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” và “huấn luyện cán bộ là
công việc gốc của Đảng”. Vì thế, Bộ Chính trị trong nhiệm kỳ XII đã ban hành
quy định 214 là cần thiết, để chuẩn hóa tiêu chuẩn và định hướng bồi dưỡng, lựa
chọn nhân sự cho các chức danh cán bộ chủ chốt đáp ứng yêu cầu chức danh được
phân công trong nhiệm kỳ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bộ Chính trị đưa ra quy định 214 để công
khai về tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của mỗi chức danh chủ chốt, đó là
việc làm thể hiện đúng theo nguyên tắc Điều lệ và tôn chỉ mục đích rõ ràng của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm phát huy tính tích cực
và sáng tạo của các tổ chức đảng và đảng viên; đồng thời bảo đảm xây dựng Đảng
thành một tổ chức tập trung thống nhất, có kỷ luật nghiêm minh. V.I.Lênin, người đầu tiên nhắc
tới khái niệm “tập trung dân chủ”, giải thích rằng tập trung dân
chủ là tự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động. Cơ
quan lãnh đạo của Đảng ở cấp Trung ương là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Người đứng đầu là Tổng bí thư…Bộ Chính trị chỉ đạo công tác cán bộ, đưa ra
quy định các tiêu chuẩn chức danh chủ chốt là một mặt hoạt động để bồi dưỡng,
lựa chọn đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ được giao ở cương vị quan trọng trong cơ quan của Đảng cũng như cơ
quan dân cử.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn thực hiện tốt vai trò lãnh đạo đối với công tác cán bộ, bảo đảm quyền dân
chủ của nhân dân trong lựa chọn đại biểu đại diện cho quyền và lợi ích của
mình. Ở Điều 41 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định: 1/ Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh
chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức,
cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. 2/ Đảng thống nhất lãnh đạo công
tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các
tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán
bộ. 3/ Đảng giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan
nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội…Điều 6 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện
thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà
nước”.
Quy định về tiêu chuẩn cán bộ của Bộ Chính
trị Đảng Cộng sản Việt Nam hay bầu cử ở các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan dân cử ở nước ta đều
thống nhất về mục đích là để lựa chọn được những nhân sự xứng đáng, đúng tiêu
chuẩn, theo quy định, quy chế đã được ban hành đó là dân chủ có tập trung.
Nhiều nhà nghiên cứu về chính trị phương Tây cho rằng: “Quy tắc Tập trung dân
chủ” là một phương pháp phù hợp để duy trì sự dân chủ nhưng vẫn đảm bảo sự
thống nhất cao trong Đảng, tránh những tình trạng chia rẽ gây ảnh hưởng đến uy
tín của Đảng? Ở các nước bầu cử cho phép người dân có quyền rất lớn để hành
động như những “chủ nhân” chọn những “công bộc” chính quyền cho chính họ cũng
theo nguyên tắc phổ thông, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc trực tiếp và nguyên
tắc bỏ phiếu kín. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở
Việt Nam đã quy định 4 nguyên tắc bầu cử: nguyên tắc phổ thông, nguyên tắc bình
đẳng, nguyên tắc trực tiếp và nguyên tắc bỏ phiếu kín.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, luận
điệu “Áp đặt “tinh hoa” của Đảng hay bầu đại biểu của dân” mà Võ Văn Quản nêu
ra thực chất là sự xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam về công tác cán bộ, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân, chống phá
Đại hội XIII của Đảng. Vì thế, mỗi người dân Việt Nam hãy cảnh giác, không bị
mắc mưu những luận điểm xuyên tạc và phản động trên không gian mạng. Chúng luôn
tỏ vẻ là “người yêu nước”, “vì dân” nhưng thực chất là tay sai cho kẻ thù, phản
quốc, hại dân và bài xích Đảng Cộng sản Việt Nam./.
Mỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng.
Trả lờiXóa